• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bí ẩn quyền lực mềm của Nga tại Lebanon và Trung Đông?

Thế giới 30/08/2018 08:15

(Tổ Quốc) - Nga muốn tăng cường sức ảnh hưởng tại Lebanon thông qua ngoại giao truyền thống, văn hóa hay kinh tế.

Trong một lớp học tại một thị trấn miền núi Lebanon, học sinh ở mọi lứa tuổi đều đang đắm mình trong  sách giáo khoa tập đọc và cẩn thận đọc theo cô giáo của mình.

"Privet. Kak dela?" (tiếng Nga)-- "Xin chào, bạn khỏe không?"

Moscow có thể đã giành được ảnh hưởng không thể bị xóa mờ tại đất nước bị chiến tranh tàn phá- Syria thông qua sự can thiệp quân sự có hiệu quả cao, nhưng tại láng giềng Lebanon - nơi Pháp và Mỹ đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, Nga đang áp dụng một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn.

Nga dường như đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng tại đất nước Địa Trung Hải này thông qua nhiều phương cách như tiếp xúc văn hóa, các thỏa thuận kinh doanh hay ngoại giao truyền thống.

Tại một lớp học tiếng Nga của Trung tâm văn hóa Nga-Lebanon ở thị trấn Aley, người hướng dẫn Galina Pavlova nói rằng, cô hy vọng tiếng mẹ đẻ của cô sẽ được nhiều người Lebanon đón nhận. Ngoài tiếng Ả Rập thì người Lebanon thường nói tiếng Pháp và tiếng Anh.

"Chúng tôi không muốn Pháp và Hoa Kỳ là những người duy nhất có mặt ở Lebanon - Nga cũng là một quốc gia rất quan trọng", bà nói với AFP.

Theo AFP, trung tâm tại Aley là một trong ba trung tâm mới được mở ở Lebanon vào mùa hè này, được thành lập với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Moscow ở Beirut.

Imad Rizk, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Truyền thông Isticharia cho biết: “Sự mở rộng này nằm trong khuôn khổ một chiến lược nhằm tăng cường sự hiện diện của Moscow ở Trung Đông.

Mối quan hệ giữa Moscow và Beirut đã được thúc đẩy vào những năm 1950 với sự gia tăng của lực lượng cánh tả Lebanon – điều sau đó đã bị phủ mờ bởi sự tan rã của Liên bang Xô viết.

Julien Nocetti, một chuyên gia về vai trò của Nga ở Trung Đông, nói: "Lebanon, vẫn đang gắn kết chặt chẽ với phương Tây, chắc chắn là một trong những nơi Nga có mong muốn trên quy mô rộng lớn hơn về sửa đổi lại quyền lãnh đạo thế giới".

Mục đích, theo chuyên gia này, là để thúc đẩy "sự xuất hiện của một trật tự thế giới hậu phương Tây."

Nga có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn tại Trung Đông. (Nguồn: AFP)

Xích lại Nga – Lebanon?

Khi các trung tâm văn hóa mới mở cửa, Moscow cũng đang đẩy mạnh việc cấp 60 suất học bổng đại học cho sinh viên Lebanon trong năm nay và tăng cường quan hệ kinh tế với Beirut.

Nga cũng đã tăng gần gấp đôi giá trị xuất khẩu sang nước Lebanon từ 423 triệu USD năm 2012 lên 770 triệu USD năm ngoái, theo dữ liệu hải quan của Lebanon.

Hai nước cũng đang đàm phán về khả năng mở một "hành lang xanh" cho xuất khẩu nông sản của Lebanon sang Nga.

Và Novatek, một trong những nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất của Nga, là một phần của một liên doanh dự kiến sẽ bắt đầu khai thác khí đốt ngoài khơi bờ biển của Lebanon vào năm tới.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Lebanon, Gebran Bassil đã tới Moscow gần đây, khuyến khích nhiều công ty Nga tham gia chương trình đấu thầu sắp tới để đẩy mạnh việc thăm dò năng lượng.

Beirut đang dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để hồi phục nền kinh tế đang gặp khó khăn, và vào tháng 4, một hội nghị các nhà tài trợ đã quyên góp được 11 tỷ USD để thực hiện các khoản vay lãi suất thấp và hỗ trợ cho nước này để cải thiện các dịch vụ công cộng cơ bản.

"Chúng tôi hy vọng sẽ đưa người Nga tham gia vào dự án rộng lớn để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Lebanon", Jacques Sarraf, người đứng đầu Hội đồng kinh doanh Lebanon - Nga nói.

Ngoài ra, Sarraf cho biết, "các doanh nghiệp Nga có ý định “đặt chân” xuống Lebanon trước khi tái thiết Syria".

Nhưng quá trình này còn nhiều phức tạp, khi cả các công ty Syria và Nga đang phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ châu Âu và Mỹ - điều đã khiến các ngân hàng Lebanon "miễn cưỡng trong việc hướng tới thỏa thuận với các đối tác Nga của họ", ông nói thêm.

Lĩnh vực ngân hàng của Lebanon đang bị Bộ Tài chính Mỹ giám sát cẩn thận. Washington đang tìm cách làm suy yếu phong trào Hezbollah mạnh mẽ do Iran hậu thuẫn tại Lebanon bằng cách nhắm vào các ngân hàng "đáng ngờ".

Gây ảnh hưởng thông qua vấn đề hồi hương?

Sự tăng trưởng của Lebanon đã chậm lại trong thời gian gần đây khi sự chia rẽ chính trị đã làm tê liệt chính phủ và các dịch vụ công đã chịu nhiều sức ép từ sự xuất hiện của 1.5 triệu người tị nạn Syria.

Moscow cũng đang tìm kiếm một bàn tay giúp đỡ về vấn đề này khi khởi động một sáng kiến vào tháng 7 để hồi hương người tị nạn từ khắp nơi trong khu vực về quê hương của họ.

Đề xuất này đã được chào đón bởi tầng lớp chính trị ở Lebanon, nơi đang phải hỗ trợ người tị nạn Syria và muốn những người này có thể trở về quê hương, theo Tổng thống Lebanon Michel Aoun- người có quan hệ gần gũi với cả Damascus và Hezbollah.

Moscow cũng đã đề xuất một thỏa thuận quốc phòng trị giá hàng tỷ USD để vũ trang cho quân đội Lebanon, nhưng Beirut đã từ chối ở những "phút cuối cùng", ông Sarraf nói.

Một thỏa thuận như vậy có thể sẽ đe dọa tới sự hỗ trợ lớn mà Beirut nhận được từ Mỹ, bao gồm 1.7 tỷ USD viện trợ quân sự từ năm 2006.

Aram Nerguizian, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông Carnegie cũng cho biết, mối quan hệ của Lebanon với Mỹ sẽ bị đe dọa nếu Lebanon tiếp xúc gần hơn với Moscow về vấn đề quân sự.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ