(Tổ Quốc) - Nhiều nước đồng minh đã có nhiều biện pháp hạn chế quan hệ với Bình Nhưỡng do chương trình hạt nhân của nước này.
- 12.09.2016 Triều Tiên đánh cược sức mạnh nhà nước hạt nhân
- 20.09.2016 Triều Tiên thử động cơ tên lửa thị uy siêu cường
- 22.09.2016 Trung Quốc khó xử vì Triều Tiên
Từ việc cho các công nhân Triều Tiên nghỉ làm đến chấm dứt việc miễn thị thực cho người lao động Triều Tiên, đồng minh thời Chiến tranh Lạnh của Triều Tiên từ Ba Lan đến Mông Cổ đang dùng nhiều biện pháp để gia tăng áp lực đối với Bình Nhưỡng.
Nhiều động thái như vậy, với sự thúc giục của Hàn Quốc và Hoa Kỳ, đang được mong đợi sẽ có nhiều nước áp dụng hơn nữa sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5 vừa qua.
Hình ảnh, được KCNA công bố ngày 13/9 về một buổi lễ chào mừng thành công vụ thử hạt nhân gần đây của Triều Tiên. (KCNA/ Reuters) |
Hàn Quốc đang rất tích cực trong việc thúc đẩy các đồng minh của Triều Tiên áp dụng các lệnh trừng phạt đơn phương với hy vọng kiềm chế chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Hàn Quốc từ chối cho biết liệu họ đã có những ưu đãi gì cho các nước khác để tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên.
"Có lẽ trong quá trình tương tác ngoại giao thì các đối tác của Bình Nhưỡng cũng hiểu được rằng quan hệ thương mại sâu hơn với nền kinh tế như Hàn Quốc sẽ không được thực hiện đầy đủ" nếu không thể hiện những động thái chống lại Triều Tiên, " Berger nói.
Siết chặt sự cô lập
"Nếu những người bạn lâu đời của Triều Tiên tiếp tục công khai hạn chế các mối quan hệ của họ với đất nước này, Bình Nhưỡng sẽ không còn nhiều địa điểm – nơi mạng lưới bất hợp pháp của họ có thể hoạt động không bị cản trở hoặc có vỏ bọc chính trị từ các nguồn vốn bên ngoài", Andrea Berger, phó giám đốc chương trình chính sách hạt nhân tại Viện Royal United Services (RUSI) cho biết.
Ví dụ như, Angola đã bị đình chỉ tất cả các giao dịch thương mại với Bình Nhưỡng, cấm các công ty Triều Tiên hoạt động tại đây kể từ khi có lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong tháng 3, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói với Reuters gần đây.
Angola đã từng bị nghi ngờ mua thiết bị quân sự trong năm 2011 từ Green Pine Associated Corp của Triều Tiên- tập đoàn nằm trong lệnh xử phạt của Liên Hợp Quốc, theo một báo cáo năm 2016 của Liên Hợp Quốc. Triều Tiên cũng đã hợp tác với Angola trong việc chăm sóc sức khỏe, CNTT và xây dựng, Đại sứ quán Hàn Quốc tại đây nói trong tháng 12/2015.
Quan chức của Angola không đáp ứng với yêu cầu bình luận, nhưng đã nói với Liên Hiệp Quốc vào tháng 7 rằng không nhập khẩu bất kỳ loại vũ khí nào từ Triều Tiên trong những năm gần đây.
Xuất khẩu lao động giá rẻ của Triều Tiên cũng đã được chú ý khi đầu năm nay, Washington đãkêu gọi các nước hạn chế việc sử dụng các công nhân Triều Tiên, với số lượng khoảng 50.000 người và đang tạo ra khoảng 1,2 tỷ -2,3 tỷ USD/ năm đối với Bình Nhưỡng, theo một báo cáo năm 2015 của Liên Hợp Quốc.
Ba Lan cũng như Malta, nơi có khoảng 800 công nhân Triều Tiên làm việc, theo một số ước tính, năm nay cũng đã ngừng cấp mới visa cho lao động đến từ Triều Tiên.
Hạn chế đi lại cũng gia tăng, khi Ukraine vừa thu hồi một thỏa thuận từ thời Liên Xô cho phép miễn thị thực cho Triều Tiên.
Singapore, là một trung tâm thương mại của Triều Tiên, sẽ yêu cầu khách từ nước này xin thị thực bắt đầu vào tháng tới, bộ phận nhập cư cho biết trong tháng 7.
Kết quả hữu hình
Một số kết quả hữu hình nhất của những nỗ lực gần đây để cô lập Triều Tiên là việc cấm các tàu nước này sử dụng cờ của các quốc gia khác. Nhiều tàu thuyền Triều Tiên đang bị nghi ngờ sử dụng cờ các quốc gia khác để ngụy trang cho hoạt động hàng hóa bất hợp pháp.
Mông Cổ, một trong những đồng minh gần gũi của Bình Nhưỡng nhưng cũng có quan hệ chặt chẽ với Seoul, đã hủy bỏ việc đăng ký sử dụng cờ nước này của 14 tàu của Triều Tiên, theo một báo cáo đệ trình lên Liên Hợp Quốc trong tháng 7.
Campuchia, một trong những “lá cờ” ưu thích của Triều Tiên, kết thúc chương trình đăng ký đối với tất cả các tàu nước ngoài trong tháng 8, dù không chỉ đích danh Triều Tiên.
Những lá cờ trên 69 tàu Triều Tiên, không thuộc danh sách đen của Liên Hợp Quốc, đã bị huỷ đăng ký từ khi Liên Hiệp Quốc thắt chặt lệnh trừng phạt trong tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết tháng trước. Đội tàu buôn của Triều Tiên, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc là khoảng 240 tàu.
Chìa khóa chính
Tuy nhiên, sau khi bị áp đặt nhiều lệnh trừng phạt trong những năm qua, Bình Nhưỡng đã tìm được các nguồn thay thế trong hoạt động thương mại, một bài báo gần đây của các chuyên gia tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Trung Quốc và Nga sử dụng số lượng lớn công nhân Triều Tiên và đã công khai cho thấy không có hành động nào đáng kể để từ bỏ việc này. Trong đó, Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, vẫn là chìa khóa chính.
Phần lớn giao dịch thương mại của Triều Tiên là với Trung Quốc, và các chuyên gia cảnh báo trừng phạt sẽ có tác động hạn chế nếu không có sự ủng hộ của Bắc Kinh. Trung Quốc lên án chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng tuy nhiên, chưa sẵn sàng gây áp lực mạnh mẽ với chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong Un do lo sợ một sự sụp đổ sẽ gây bất ổn cho toàn khu vực. Điều này có nghĩa là sự thắt chặt đáng kể các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc có thể là khó khăn.
Trong tháng này, Triều Tiên mở đại sứ quán tại thủ đô Belarus Minsk, nâng tổng số cơ quan ngoại giao của nước này lên 54.
Reuters cũng cho rằng, Bình Nhưỡng có thể sử dụng nhân viên ngoại giao, một số người đã bị bắt khi sở hữu số lượng lớn vàng hoặc tiền mặt, để mua sắm thiết bị cấm hoặc các liên quan tới hoạt động sử dụng quỹ bất hợp pháp.
"Bất chấp các hành động đơn phương gây áp lực tâm lý đối với Triều Tiên", Chang Yong-seok, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hòa bình và Thống nhất tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết. "Triều Tiên sẽ không co rúm lại trước các áp lực tâm lý."
(Theo Reuters)