(Tổ Quốc) - Các quan chức Mỹ cho biết, mối lo lắng cũ xuất hiện trong động thái mới về mối quan hệ mơ hồ giữa Triều Tiên và Myanmar.
Quan hệ Triều Tiên - Myanmar
Tuần trước, đại sứ đặc biệt của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Joseph Yun đã có chuyến thăm tới Myanmar tại khu vực Đông Nam Á vào ngày 11-18/7. Chuyến thăm của ông Yun một lần nữa lại đặt câu hỏi cho mối quan hệ “bất thường” của Myanmar và Triều Tiên vào hiện tại.
Myanmar vẫn khẳng định không có bất kỳ mối quan hệ nào với Triều Tiên trong chuyên thăm của đại sứ đặc biệt Mỹ tại Đông Nam Á. Ảnh: VOA news |
Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Myanmar nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung không phải là điều mới mẻ. Các nhà quan sát cho thấy, các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn liên tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và ngoại giao với Myanmar trong bối cảnh quan hệ giữa Myanmar và Triều Tiên vẫn tồn tại.
Myanmar luôn được cho là mua lại công nghệ tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Trước cuộc bầu cử tự do dẫn tới sự trỗi dậy của bà Aung San Suu Kyi, quân đội nước này được coi là một trong những đồng minh chính của Triều Tiên.
“Câu hỏi mà tôi luôn nghi ngờ là quân đội Myanmar vẫn giữ mối quan hệ với Triều Tiên. Và tôi không biết, chính quyền Myanmar sẽ kiểm soát như thế nào với điều này khi một vài quan chức quân đội của Myanmar vẫn kết nối với Bình Nhưỡng”,ông Anthony Ruggiero, nguyên Phó giám đốc Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Rất nhiều lệnh trừng phạt của Myanmar đã nới lỏng kể từ khi nước này tiến hành cải cách quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng, vẫn chưa xác định mối quan hệ cụ thể giữa Myanamar và Triều Tiên, tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết đó vẫn còn tồn tại.
Đây cũng là nguyên nhân khiến chuyến thăm Myanamar của Đại sứ Yun trở nên quan trọng đối với Mỹ khi Washington đang tìm cách ngăn chặn mọi nguồn thu tài chính đối với Bình Nhưỡng.
Cục công nghiệp quốc phòng Myanmar (DDI) là một trong 30 cơ quan nước ngoài bị Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt vào đầu năm nay vì vi phạm Đạo luật không phổ biến vũ khí hạt nhân Iran, Triều Tiên và Syria.
Mối quan hệ của Myanmar với Triều Tiên liên tục được cho rằng là “mờ ám” trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã liên tục gây sức ép đối với Myanmar bởi một vài ảnh hưởng của nước này đối với Bình Nhưỡng trong quá trình chuyển giao quyền lực. Mặc dù chính quyền cựu Tổng thống Obama đã thắt chặt các lệnh trừng phạt vào Myanmar nhưng một vài chức quân sự của Myanmar vẫn duy trì quan hệ với Bình Nhưỡng. Hiện tại, theo một số quan chức Mỹ cho biết, DDI đã vi phạm vào thỏa thuận thương mại vũ khí với Bình Nhưỡng.
Căng thẳng Triều Tiên và Mỹ
Bởi vấn đề Triều Tiên liên tục nằm trong danh sách đen của Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump nên Mỹ sẽ cân nhắc và chú ý tới các hành động “mờ ám” của Myanmar cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác trong mối quan hệ với Bình Nhưỡng.
Lấy ví dụ như Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington, D.C vào tháng 5, các đại diện từ các quốc gia Đông Nam Á đã không đạt được kết quả khi thảo luận về vấn đề Triều Tiên.
Washington cũng đưa ra hàng loạt các biện pháp về vấn đề Myanmar nếu nước này vẫn tiếp tục “kết nối” với Triều Tiên. Vào tháng 3, DDI đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề từ phía Iran và Triều Tiên. Động thái này cũng tương tự với các biểu hiện của chính quyền cựu Tổng thống Obama.
Điều này không hề ngạc nhiên khi chuyến thăm của ông Yun tại khu vực Đông Nam Á vào tuần trước và vấn đề Triều Tiên là mấu chốt của chuyến thăm này, các nhà quan sát cho biết. Truyền thông Mỹ liên tục tập trung vào mối liên hệ giữa Triều Tiên và Myanmar trong chuyến thăm lần này của đại sứ Mỹ về vấn đề Triều Tiên.
Các tuyên bố sau cuộc họp của đại sứ Yun và các quan chức Myanmar bao gồm nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và quan chức quân sự Min Aung Hlaing đều không thảo luận về quan hệ Triều Tiên và Myanmar. Tuy nhiên, một tướng quân sự cấp cao Myanmar đã từng nhấn mạnh: Naypyidaw chỉ có bạn mà không có kẻ thù mặc dù vẫn nhấn mạnh đến mong muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, một quan chức giấu tên của Bộ ngoại giao Mỹ đã nói trên Reuters ngày 22/7 rằng, chuyến thăm này của đại sứ đặc biệt của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Joseph Yun diễn ra trong bối cảnh nhiều lo lắng của Mỹ đối với quan hệ của Myanmar với Triều Tiên.
“Đây là cơ hội để gửi thông điệp đến Đông Nam Á. Bất kỳ quốc gia nào vẫn tiếp tục giao dịch với Triều Tiên là hành động đi ngược lại với cam kết của quốc tế về vấn đề đối phó với chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên” một quan chức giấu tên cho biết.
Theo các quan chức, mặc dù Washington hiện vẫn còn muốn tiến tới quan hệ ngoại giao với Myanmar nhưng vẫn sẵn sàng có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nếu nước này vẫn tiếp tục giao dịch với Bình Nhưỡng
“Nếu tình hình trở nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh quốc gia Mỹ thì chắc chắn các biện pháp lựa chọn sẽ được thực hiện ngay lập tức”, quan chức này cho biết.
(Theo diplomat)