BS Tịnh Hiểu Tân là một trong những người đứng ở "tuyến đầu" trong trận dịch viêm phổi ở Vũ Hán ở Hồ Bắc (TQ). Anh đã hơn 20 ngày ở BV để cấp cứu bệnh nhân, những ca nặng nhất.
Đã hơn 20 ngày tôi chưa về nhà
T ôi chỉ muốn chữa khỏi cho tất cả bệnh nhân, giữ lấy mạng sống cho họ - đó là một trong những mong muốn tột bậc của bác sĩ Trịnh Hiểu Tân, một trong những "chiến sĩ" đặc biệt trong trận chiến chống virus corona ở Vũ Hán (TQ).
Trịnh Hiểu Tân là Bác sĩ Khoa Hô hấp và chăm sóc các ca bệnh nặng có nguy cơ cao ở Bệnh viện Số 5 Đại học Trung Sơn (TQ) chia sẻ câu chuyện hậu trường công việc của mình cho độc giả sau nhiều ngày anh không về nhà với gia đình.
Hơn 20 ngày căng thẳng tột độ
Ngày 7/2 là ngày thứ 20 tôi tham gia công tác phòng chống dịch bệnh với tư cách là thành viên đội cấp cứu phản ứng nhanh. Trong 20 ngày này, tôi chủ yếu chịu trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân nguy kịch, đặt nội khí quản cho bệnh nhân, đặt ống thông dạ dày, nội soi phế quản, soi phế quản và hút đờm... trong đầu tôi lúc nào cũng căng như dây đàn.
Trong giai đoạn này, các đồng nghiệp của tôi rất vất vả. Các tin tức nhắc nhở (tin nhắn chat) trong nhóm WeChat của bộ phận chúng tôi liên tục đổ chuông, và mọi người phải thường xuyên để mắt đến nó để xem tình hình mới.
Các bác sĩ trong khoa chúng tôi chuyên chăm sóc các ca bệnh (nặng và nguy hiểm) quan trọng cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Trong suốt 24 giờ đều cần phải giữ tâm thế trong tình trạng tinh thần cao nhất.
Những thứ quần áo bảo hộ mặc trên cơ thể quá cồng kềnh và nặng nề, phải mất ít nhất từ 3-5 phút mới có thể mặc được, rồi đến khi cởi ra cũng vô cùng bất tiện. Kính bảo hộ thì được xịt rất nhiều nước khử trùng nên đeo vào rất nặng và có mùi nồng nặc, khiến cho mắt rất khó chịu.
Có rất nhiều người sử dụng bộ đồ bảo hộ này với kính và khẩu trang đã làm cho sống mũi bị tổn thương, nhìn vào đã thấy vô cùng tội nghiệp và thương xót.
Cả ngày, thay vì gọi tôi là chú Hiểu Tân như mọi khi thì giờ mọi người toàn gọi là "Bác sĩ Mặt trắng" (vì mặc trang phục bảo hộ trắng muốt từ đầu đến chân) như câu cửa miệng vậy.
Gần đây, tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn với các thành viên gia đình của các bệnh nhân và có vẻ như tôi sắp có thể chuyển sang làm việc như một nhà tâm lý học.
Vốn dĩ chỉ là trao đổi để thông báo tình hình diễn tiến của bệnh, nhưng khi gặp người nhà của bệnh nhân, câu chuyện giữa tôi với họ lại trở thành những lời động viên, an ủi. Rồi còn phải làm sao đó để giảm bớt áp lực cho những cán bộ y tế trẻ tuổi trong đơn vị.
Một số trong số họ vừa tốt nghiệp được sáu tháng, rồi bỗng niên rơi vào hoàn cảnh bây giờ trong một giai đoạn đặc biệt, mọi người đều ở cùng một mặt trận vì thế cần động viên để họ không bị gục ngã.
Tình hình dịch bệnh lần này là rất khó khăn. Tình hình dịch bệnh ở nhiều nơi hiện đang khiến nhiều người rất lo lắng, và có những khó khăn không ít trong việc nắm bắt tình trạng bệnh sử của người nhiễm bệnh.
Một số bệnh nhân hiện đang nằm viện đã cải thiện tình trạng sau một hoặc hai tuần điều trị, nhưng đột nhiên tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Tình trạng này hiện vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa biết được kết quả rõ ràng, điểm này rất khác với các bệnh trước đó mà chúng tôi đã đối mặt. Bệnh nhân được rút ống thở ngày hôm nay (7 tháng 2) đang có tiến triển tốt, bệnh đã đỡ hơn. Bây giờ tình trạng đã được cải thiện, tôi hy vọng việc điều trị sẽ thành công.
Hiện tại, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân trong đó có các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh. Áp lực là có, nhưng nó không quá lớn.
Các đồng nghiệp làm việc giống như guồng quay bên trong một cỗ máy lớn, thực hiện công việc một cách có trật tự, và mọi người đều ở trong tình trạng tinh thần tốt, vô cùng tích cực, năng động. Tôi muốn chữa trị khỏi cho tất cả các bệnh nhân ở đây và cứu sống mọi người.
Vợ ơi, chờ anh về nhé! Con ơi, chờ bố về nhé!
Bình thường tôi vốn đã ít có thời gian dành cho gia đình, và thời gian này tôi đang làm việc bận hơn nên thật sự thương vợ vì đã quá vất vả. Con tôi mới chỉ mới 9 tháng, nhưng may mắn là trường học của vợ tôi hiện đang tạm thời nghỉ, nếu không thì thực sự sẽ rất vất vả.
Mỗi khi gọi điện thoại video nói chuyện với vợ con một lúc, bao nhiêu sự mệt mỏi của cơ thể tôi gần như tan biến đi và tâm trạng hơi bị dao động bởi thời gian dài làm việc có vẻ như được làm mới, tôi trở lại tâm trạng bình tĩnh và thư thái hơn. Vợ ơi, chờ anh về nhé. Con ơi, đợi bố về nhé!"
*Theo Xinhuanet