(Tổ Quốc) -Tháng 1/2018, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 08 ngày 24/1/2018 của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TƯ năm 2017 của Hội nghị lần thứ VI, Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả các đơn đơn vị sự nghiệp công lập.
- 29.03.2018 Hoàn thiện tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công
- 31.03.2018 Bộ VHTTDL tập trung quyết liệt thực hiện các mục tiêu về tinh gọn bộ máy, tự chủ tài chính
- 02.04.2018 Bộ VHTTDL ban hành kế hoạch triển khai các chương trình hành động của Chính phủ
- 02.04.2018 Tiếp tục duy trì các đơn vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu
- 04.04.2018 Giám sát chặt chẽ biên chế các đơn vị sự nghiệp công
- 06.04.2018 Ngân sách nhà nước chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản
- 07.04.2018 Quảng Ninh quyết định hợp nhất 4 đơn vị thành một Đoàn nghệ thuật
- 09.04.2018 Không lồng ghép các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế vào các luật, pháp lệnh, nghị quyết
- 10.04.2018 Nghị quyết 08 của Chính phủ: Đến năm 2021 giảm gần 5.800 đơn vị sự nghiệp công lập
- 11.04.2018 Quý IV/2018, các Bộ phải hoàn thiện tiêu chí cụ thể phân loại, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công
Theo Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ xây dựng, trình Chính phủ Nghị định về thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định thành lập, tổ chứ lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thành trong quý II năm 2018.
Xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo, trùng lắp trong thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, hoàn thành trong quý I năm 2019.
Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu việc hợp nhất các cơ sở đào tạo về lý luận chính trị của Đảng với các cơ sở đào tạo về quản lý hành chính ở địa phương theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy, tạo sự thống nhất và liên thông giữa các khu vực, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo cán bộ cho cả hệ thống chính trị. Nghiên cứu, đổi mới mô hình tổ chức của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, giao cho các trường chính trị cấp tỉnh chịu trách nhiệm về hướng dẫn chuyên môn, tăng cường cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm của cấp ủy cấp huyện.
Ảnh minh họa: Nam Nguyễn |
Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ yêu cầu xây dựng Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục - đào tạo hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học, hoàn thành trong quý III năm 2019.
Xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và viên chức quản lý giáo dục, hoàn thành trong quý II năm 2019.
Xây dựng cơ chế, chính sách để chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao, hoàn thành trong quý IV năm 2019.
Với Bộ Y tế, xây dựng Đề án đầu tư phát triển một số bệnh viện hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế, hoàn thành trong quý IV năm 2019; Xây dựng Đề án chuyển các bệnh viện thuộc Bộ Y tế về địa phương quản lý (trừ một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học), hoàn thành trong quý IV năm 2018; Xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng Trung ương thành trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên cơ sở sáp nhập các tổ chức, đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ và hoạt động lồng ghép, hoàn thành trong quý I năm 2019; Xây dựng Đề án sắp xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn thành đơn vị kiểm soát dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và trang thiết bị y tế, hoàn thành trong năm 2020.
Với Bộ VHTTDL, Chính phủ yêu cầu xây dựng Đề án sắp xếp lại, nâng cao năng lực các đơn vị nghệ thuật biểu diễn của trung ương theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hoàn thành trong quý II năm 2019.
Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi hoạt động cấp quốc gia đối với một số bảo tàng chuyên ngành có các bộ sưu tập quý hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học để thu hút khách tham quan và phát triển du lịch, thực hiện từ năm 2018.
Với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các cơ quan báo chí của các bộ, ngành, địa phương theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị khóa XI thông qua, hoàn thành trong năm 2019.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát lại các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm chỉ thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng vũ trang…
Quản lý biên chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện Đề án tinh giản biên chế của bộ, ngành, địa phương, trong đó xác định chỉ tiêu giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước từng năm, bảo đảm đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% (bình quân mỗi năm giảm tối thiểu 2,5%) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015; đến năm 2025 giảm 10% (bình quân mỗi năm giảm tối thiểu 2%) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; đến năm 2030 giảm 10% (bình quân mỗi năm giảm tối thiểu 2,5%) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025, hoàn thành trong quý IV năm 2018.
Đẩy mạnh thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); Thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại viên chức hằng năm theo quy định hiện hành để đưa ra khỏi đội ngũ những người có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định; có kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính). Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp, hoàn thành trong năm 2018.
Tổ chức phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ ít nhất 65%, thực hiện từ năm 2018, hoàn thành trong quý IV năm 2019; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ viên chức.
Rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại và tinh giản biên chế đối với các chức danh kế toán, y tế học đường tại các trường mầm non, phổ thông và các chức danh lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện từ năm 2018, hoàn thành trong quý IV năm 2020.
Thực hiện nghiêm quy định về số lượng lãnh đạo cấp phó. Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung; đồng thời phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm.
Thực hiện đào tạo lại hoặc giải quyết chế độ, chính sách đối với viên chức và người lao động dôi dư do sáp nhập, giải thể hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành định mức biên chế sự nghiệp (số lượng người làm việc) của các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để thực hiện chủ trương giảm biên chế, hoàn thành trong quý I năm 2019…/.
Thái Tùng