(Tổ Quốc)-Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo “Du lịch thông minh – Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam” vừa diễn ra sáng 6/10, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
- 05.10.2017 Khu bảo tồn thiên nhiên đối mặt với nhiều thách thức trước làn sóng phát triển du lịch
- 05.10.2017 Nghiêm cấm tuyệt đối hành vi người nước ngoài hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch trái phép
- 05.10.2017 Khách quốc tế đến Quảng Bình tăng mạnh
- 05.10.2017 Hàng không giá rẻ châu Âu sắp hầu tòa vì hủy hàng ngàn chuyến bay
- 06.10.2017 “Nếu không có gì biến động, ngành Du lịch sẽ đạt chỉ tiêu được giao“
- 06.10.2017 Giải pháp nào để “trị” HDV du lịch người Trung Quốc hoạt động “chui”?
Đây là hoạt động do Ban quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Công ty cổ phần công nghệ DTT tổ chức. Tham dự hội thảo có ông Phạm Đại Dương – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Sở Du lịch và Trung tâm xúc tiến du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm, các doanh nghiệp du lịch…
Ông Phạm Đại Dương – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, phát triển du lịch thông minh được xem là một trong những trụ cột để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn cả chiều sâu và chiều rộng. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động và lan tỏa trên phạm vi rất rộng như hiện nay, ngành Du lịch vừa được hưởng lợi, đồng thời cũng phải đối mặt với áp lực lớn bởi sự cạnh tranh của các quốc gia đi trước và đạt được nhiều thành tựu cả về nghiên cứu chuyên sâu cũng như hoạt động thực tiễn. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải hành động kịp thời, chuyển hóa từ nhận thức đến hành động để du lịch thông minh có tác động và lan tỏa trong lĩnh vực du lịch.
Theo ông Tuấn, ngành Du lịch xác định ứng dụng CNTT chính là một trong những hành động đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi miệu tiêu đề ra. Các giải pháp ứng dụng CNTT cũng chính là công cụ hữu hiệu để phục vụ 4 đối tượng chính trong lĩnh vực du lịch, đó là: khách du lịch, điểm đến, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch |
Vì lẽ đó, ứng dụng CNTT trong ngành du lịch theo hướng tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong thời gian tới sẽ nhằm hiện thực 5 định hướng chính, gồm: Đẩy mạnh số hóa công tác quản lý ngành du lịch, phát triển chính quyền điện tử hướng tới du lịch bền vững, trong đó lấy nhu cầu của khách du lịch, người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; Đổi mới hoạt động quảng bá xúc tiến, áp dụng công nghệ số và thiết bị số tiên tiến; Tăng cường chất lượng môi trường; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác Công- Tư, phát triển trên nền tảng số hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong việc cung cấp dịch vụ du lịch; Đổi mới phương thức quản lý điểm đến kết hợp số hóa chia sẻ và làm giàu dữ liệu điểm đến nhằm phát huy nội hàm văn hóa, giá trị gia tăng về du lịch, cải thiện yếu tố môi trường và hạ tầng phục vụ du lịch; Hỗ trợ các DN khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch dựa trên nền tảng công nghệ.
Toàn cảnh Hội thảo |
Tham gia góp ý tại Hội thảo, các đại biểu nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các ngành kinh tế, làm thay đổi mô hình hoạt động của các công ty trong hầu hết các lĩnh vực. Thị trường du lịch toàn cầu cũng đang chứng kiến sự thay đổi với sự lên ngôi của xu hướng kinh doanh du lịch trực tuyến. Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh số du lịch trực tuyến trên thế giới năm 2016 tăng 13,8% và đạt giá trị khoảng 565 tỷ USD, trong đó thị trường châu Á - Thái Bình Dương vươn lên dẫn đầu thế giới về du lịch trực tuyến từ năm 2017. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán giá trị của du lịch trực tuyến sẽ tăng từ 22 tỷ USD năm 2015 lên 90 tỷ USD vào năm 2025.
Tại Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành du lịch vốn đang được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt. Thị trường du lịch Việt Nam cũng đang thay đổi do sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng nhanh của du lịch trực tuyến. Thực tế này buộc tất cả các thành phần trong ngành du lịch, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các công ty cấp sản phẩm - dịch vụ du lịch, đều đứng trước yêu cầu phải thực hiện quá trình chuyển đổi số càng sớm càng tốt,hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và trao đổi dữ liệu du lịch thông minh của Việt Nam. Hệ thống dữ liệu thông minh này sẽ thống nhất khối dữ liệu du lịch khổng lồ đang tản mát hiện nay, được tất cả các thành phần trong ngành du lịch cùng xây dựng và khai thác, qua đó tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ du lịch nhờ khả năng cá nhân hóa được xu hướng và nhu cầu của các du khách.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam. Đây là định hướng chính sách quan trọng cho ngành du lịch hướng tới các mục tiêu do Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn đã đặt ra. Theo đó, tới năm 2020 Việt Nam sẽ thu hút được từ 17 đến 20 triệu lượt khách quốc tế (so với 10 triệu năm 2016), phục vụ 82 triệu lượt khách nội địa (so với 62 triệu năm 2016), đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm gồm 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Hội thảo đã trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm cũng như giải pháp chuyển đổi số thành công sang du lịch thông minh trong thời gian tiếp theo. Trong đó, đề cập đến cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy du lịch thông minh cũng như hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch ở Việt Nam hiện nay, kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào du lịch của Australia. Một số doanh nghiệp đang gặt hái quả ngọt từ việc triển khai du lịch thông minh như Tập đoàn Thiên Minh cũng đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần công nghệ DTT cũng công bố phương pháp đánh giá độ sẵn sàng của doanh nghiệp với du lịch thông minh hiện nay.
Trong khuôn khổ Hội thảo, đã diễn ra hai phiên làm việc chuyên đề xoay quanh các trụ cột của ngành du lịch: “Ứng dụng CNTT hướng tới Du lịch thông minh - Giải pháp cho các doanh nghiệp du lịch”; “Ứng dụng CNTT hướng tới Du lịch thông minh - Giải pháp cho các cơ quan quản lý và điểm đến du lịch”. /.