(Tổ Quốc) - Washington và Moscow đã cáo buộc nhau vi phạm Hiệp định Các lực lượng tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) – với lập luận cứng rắn đến mức tưởng chừng INF có thể sắp sụp đổ.
Washington và Moscow đã cáo buộc nhau vi phạm Hiệp định Các lực lượng tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) – với lập luận cứng rắn đến mức tưởng chừng INF có thể sắp sụp đổ.
Nếu điều này xảy ra, cảm giác an toàn mà INF đã mang tới cho châu Âu – khu vực ảnh hưởng chủ yếu của hiệp định trên – có thể không còn nữa.
Mối quan hệ Mỹ-Nga lâu nay đầy căng thẳng và sóng gió và điều này đã ảnh hưởng tới cảm giác an toàn của các bên khác, đặc biệt là ở châu Âu. Trước đó, sự an toàn từ Mỹ - Nga đến từ INF- được kí kết năm 1987 và được gọi là thỏa thuận chấm dứt chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, các cáo buộc từ cả Washington và Moscow rằng bên kia đang vi phạm thoả thuận này dường như đang đưa hai bên đến điểm phá vỡ.
Việc INF sụp đổ có thể dấy lên bất ổn trong quan hệ đa phương. (Nguồn: AP) |
Nếu họ làm như vậy, bản hiệp ước này có thể nhanh chóng tan rã - để châu Âu một lần nữa dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa tên lửa hạt nhân kết hợp tầm trung – tầm ngắn. Trước đó, nguy cơ trên đã khiến các nhà đàm phán cấm toàn bộ các loại vũ khí tầm trung này từ ba thập kỷ trước.
"Diễn biến chính trị đang thúc đẩy sự suy thoái này. Alexander Konovalov, một trong những chuyên gia về kiểm soát vũ khí của Liên Xô – người đã giúp thiết kế Hiệp ước INF vào những năm 1980 và là chủ tịch của Viện Đánh giá Chiến lược độc lập tại Moscow cho hay. "Những cáo buộc lẫn nhau này phần lớn là về các vấn đề kỹ thuật – điều có thể được giải quyết nếu các chuyên gia có thể ngồi xuống và nói chuyện trong một bầu không khí xây dựng. Có lẽ bản hiệp ước có thể cần được cập nhật, nhưng nó vẫn cần thiết. "
Đàm phán và vi phạm
Nga và Mỹ đã ký hiệp định INF gần như chính xác cách đây 30 năm, đưa ra cam kết phá huỷ hàng trăm tên lửa đạn đạo SS-20 của Liên Xô và tên lửa Pershing II của Mỹ. Khi đi vào hiệu lực, thỏa thuận này cấm tất cả các tên lửa triển khai trên mặt đất liền với các phạm vi từ 300 đến 3.400 dặm. Những tên lửa trong phạm vi này đe dọa tấn công bất cứ nơi nào ở Châu Âu trong vòng 12 phút - giảm đáng kể thời gian phát ra cảnh báo hạt nhân nửa giờ hoặc hơn.
Vào thời điểm đó, động thái trên đã được chào đón ở châu Âu với một tiếng thở dài nhẹ nhõm. Động lực chính trị INF tạo ra đã góp phần rất lớn vào việc nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, và việc triển khai các hiệp định kiểm soát vũ khí chiến lược tiếp theo. Xu thế này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay khi cho thấy bóng tối của cuộc chiến tranh hạt nhân đã bị xoá bỏ trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Một số người cứng rắn trong quân đội Nga chưa bao giờ thích Hiệp ước INF. Một mặt, phía Liên Xô đã cho phép Hoa Kỳ một ngoại lệ rất lớn khi được giữ lại các tên lửa hành trình trên biển và trên không, điều Hoa Kỳ đã sở hữu công nghệ và đã sử dụng nhiều lần trong các cuộc chiến sau này, dưới hình thức tên lửa hành trình Tomahawk, trong khi Liên bang Xô viết không có khả năng như vậy.
Viktor Baranets, cựu phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, hiện là phóng viên quân sự cho tờ Komsomolskaya Pravda ở Moscow, nói: "Quan điểm chung của quân đội Nga hiện nay là chúng tôi không cần lui bước nhiều hơn trước người Mỹ. Hiệp ước này đòi hỏi phải điều chỉnh lớn".
Hoa Kỳ đã cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này nhiều lần, mặc dù chưa bao giờ đệ đơn khiếu nại chính thức. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thốngTrump gần đây cáo buộc người Nga đã triển khai một tên lửa hành trình tầm trung trên mặt đất ở tầm trung gian – điều Nga đã mạnh mẽ phủ nhận. Tuy nhiên, nếu động thái này là sự thực, INF sẽ bị phá vỡ.
Vào đầu tháng 11, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua 58 triệu USD để bắt đầu phát triển một loại tên lửa tầm trung của Mỹ - điều cũng sẽ phá huỷ INF nếu dự án này đạt đến giai đoạn thử nghiệm.
"Lập trường ở đây là chúng ta cần gửi một thông điệp tới người Nga rằng họ sẽ phải trả một cái giá về quân sự vì vi phạm hiệp định này", một quan chức Mỹ giấu tên được trích dẫn khi nói với The Wall Street Journal. "Chúng tôi tự đặt mình vào một thế giới hậu INF ... nếu đó là thế giới mà người Nga muốn."
Người Nga từ lâu đã cáo buộc Mỹ đang duy trì một loại vũ khí hạng trung thuộc loại bị cấm: Hera, một tên lửa đạn đạo được sử dụng làm mục tiêu trong các vụ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa.
Bối rối về Kalibr?
Một chỉ trích lớn của Nga về Hiệp ước INF, rằng Hoa Kỳ có một lợi thế bất đối xứng khi độc quyền sử dụng các tên lửa hành trình trên biển, đã đột nhiên biến mất vào năm ngoái khi người Nga tiết lộ phiên bản của họ về loại vũ khí như vậy – Kalibr.
Nga đã phóng hàng loạt tên lửa Kalibr chống lại các mục tiêu nhóm Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria từ tàu chiến Nga ở Biển Caspian.
Một số chuyên gia kiểm soát vũ khí Nga cho rằng các cáo buộc của Mỹ rằng Nga đang thử nghiệm một tên lửa hành trình đã bị cấm thực hiện có thể liên quan đến sự phát triển của Kalibr. Nga đã thử nghiệm loại tên lửa này trên mặt đất – động thái vi phạm về mặt kĩ thuật đối với hiệp ước này.
Pavel Zolotaryov, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Canada-Mỹ tại Moscow, nói: "Khi bạn đang phát triển một tên lửa mới, sẽ thuận tiện hơn nhiều khi thử nghiệm nó trên đất liền. "Nó sẽ hiệu quả hơn. Bạn không thể sửa chữa lại tên lửa nếu bạn đánh mất nó trên biển. Phía Hoa Kỳ có thông tin này và bắt đầu đưa ra những cáo buộc sâu rộng, nhưng họ chưa từng đi sâu vào chi tiết.
"Hoa Kỳ vẫn từ chối đưa ra các cáo buộc, hoặc thậm chí nêu tên hệ thống tên lửa của Nga là vi phạm hiệp định. Điều này cũng mở ra khả năng rằng Mỹ đang nói về một điều hoàn toàn khác với tên lửa hành trình Kalibr và có thể là một phiên bản tầm xa mới của tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Nga, Iskander-M.
Các chuyên gia kiểm soát vũ khí Nga nói rằng trong bối cảnh hai bên tiếp tục cáo buộc lẫn nhau và nếu không có những nỗ lực ngoại giao chung để cứu vãn hoặc thực thi một cách có hiệu quả Hiệp ước INF, những phe cứng rắn trong quân đội của cả hai bên có thể sẽ có nhiều bước đi mạnh mẽ hơn.
Vladimir Dvorkin, chuyên gia kiểm soát vũ khí của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế tại Moscow, nói: "Việc chấm dứt hiệp ước này sẽ khiến Nga và phương Tây phải đối mặt với cuộc chiến tranh lạnh nghiêm trọng hơn rất nhiều điều chúng ta đã trải nghiệm trong những năm 1980".
"Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được và mang lại sự thảm khốc cho mọi người. …Vì vậy, thực sự là thiết thực để thực hiện một số nỗ lực ngoại giao nghiêm túc nhằm khôi phục sự ổn định về INFtrước khi quá muộn. "
(Theo CSM)