(Tổ Quốc) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gần đây luôn đưa ra các chỉ trích đối với phương Tây và rõ ràng ông Erdogan có lý do để đưa ra các chỉ trích đó.
Các vấn đề tị nạn luôn gây căng thẳng cho Thổ Nhĩ Kỳ kể từ nội chiến Syria trong nhiều năm qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Đức đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh châu Âu về các vấn đề tị nạn. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng liên tục đối mặt với các chỉ trích về các chính sách tị nạn. Tuy nhiên, bà Merkel luôn có gắng giữ lập trường giữa bão chỉ trích và đưa ra các ý tưởng hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề tị nạn.
Bà Merkel chưa nhận được bất kỳ tín hiệu tốt nào từ Thổ Nhĩ Kỳ và các vấn đề tị nạn vẫn đang gây nhiều căng thẳng cho hai bên.
Thủ tướng Hungary Victor Orban cũng liên tục bày tỏ các chỉ trích đối với các chính sách nhập cư của Thủ tướng Merkel. Ông Victor Orban từ chối bất kỳ chia sẻ nào không phải trên cơ sở thiếu nguồn lực mà dường như chỉ là "sự quan ngại".
Ông Orban liên tục cho rằng, các chính sách nhập cư của châu Âu sẽ đe dọa đến chủ quyền và bản sắc văn hóa của Hungary.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ liên tục chỉ trích châu Âu luôn đặt ưu tiên chống khủng bố IS, sử dụng kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kết thúc nội chiến Syria đồng thời tạo nên nhiều thách thức tiềm ẩn tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, phát biểu tại một diễn đàn diễn ra ở Istanbul ngày 4/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rời khỏi Syria cho tới khi người dân Syria tổ chức được một cuộc bầu cử và lực lượng khủng bố bị loại bỏ.
Giới quan sát cho rằng, Nga và Iran hiện tại liên tục có ảnh hưởng tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ có thể ý thức được việc hợp tác với Moscow và Tehran nhưng không phải vì lợi ích mà bắt buộc phải có. Thổ Nhĩ Kỳ không thể đối phó với sức mạnh lớn giữa hai siêu cường này tại Trung Đông.
Mất niềm tin vào Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố găng tìm sự hỗ trợ từ Pháp và Đức. Đó là lý do tại sao Ankara đã từng đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ tại thượng đỉnh 4 bên, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Pháp và Đức./.