• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Căng thẳng tại Syria: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng tồi tệ nếu rời xa Mỹ

Thế giới 21/03/2018 08:51

(Tổ Quốc) - Mỹ nhận thấy, Syria và Iran liên tục phản đối gay gắt đối với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Afrin.

Nhiều bất ngờ giai đoạn mới tại Syria

Cuộc chiến tại Syria đang có những diễn biến bất ngờ, người Kurd đã thất trận và khu vực Afrin đã rơi vào quyền kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đang khiến Mỹ lo lắng về một viễn cảnh có thể họ sẽ mất đi vị thế tại chiến trường Syria.

Căng thẳng tình hình Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin. Ảnh: Vox

Theo newsweek, Washington lên tiếng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc tấn công gần đây nhằm đối phó với lực lượng người Kurd tại phía Tây Bắc Syria. Khi Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Hồi giáo dòng Sunni nắm quyền kiểm soát Afrin vào ngày 18/3, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ lo lắng đối với các báo cáo về tỷ lệ thương vong tại khu vực.

Khu vực Afrin đã chính thức rơi vào tay Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh là quân đội Syria tự do (FSA). Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, đã hoàn toàn kiểm soát trung tâm khu vực Afrin và phần lớn các chiến binh người Kurd đã phải rút lui khỏi đây.

Trong một tuyên bố của nữ phát ngôn viên Heather Nauert vào ngày 19/3, Mỹ đã bày tỏ lên án hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời bày tỏ mối quan ngại về an ninh khu vực. Tuy nhiên, Washington vẫn bày tỏ mong muốn duy trì cuộc chiến chống khủng bố IS thông qua lực lượng dân chủ Syria và sự tham gia của lực lượng người Kurds.

“Cuộc chiến tại phía Tây Syria kéo dài trong suốt 2 tháng qua, bao gồm cả khu vực Afrin đã ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc chiến chống khủng bố và tạo điều kiện hồi sinh cho khủng bố tại một số khu vực. Điều này thực sự đáng lo ngại. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bện nên tập trung vào cuộc chiến chống lại khủng bố IS”,  tuyên bố nêu rõ.

Đây không phải là cách giải quyết vấn đề - Mỹ lên tiếng chỉ trích

Mỹ đã đi vào xung đột Syria thông qua việc hỗ trợ, huấn luyện và trang bị quân sự nhằm đối phó với chính quyền Tổng thống Syria Assad. Quân đội Syria tự do doThổ Nhĩ Kỳ đứng đầu đã cùng chung mục tiêu này. Khi phe đối lập Syria và Nga có sự can thiệp ủng hộ chính quyền Assad từ năm 2015, Mỹ đã hỗ trợ lực lượng người Kurd trong khu vực này. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng người Kurd lại giống như một tổ chức khủng bố.

Không muốn vướng vào quan hệ “liều lĩnh” với Thổ Nhĩ Kỳ, cả Mỹ và Nga đều không muốn liên quan trong cuộc chiến tại Afrin. Syria và Iran cũng có mối quan hệ phức tạp với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các nhà quan sát, mặc dù Nga có thể không tham gia đầy đủ vào các tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin, kể từ khi YPG cũng nhận được sự hỗ trợ nhất định từ Moscow nhưng rõ ràng là Nga không quan tân lắm đến quyền lợi của người Kurd, bởi có thể họ coi đây là một vấn đề ít quan trọng hơn sự xâm nhập của tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Idlib.

Trong khi Syria cũng đề cập đến Đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) giống như một tổ chức khủng bố thì ông Assad nhận thấy cộng đồng người Kurd là một đối tác tiềm năng đối phó với lực lượng nổi dậy và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến Syria kéo dài 7 năm qua. Trong lá thư gửi đến Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao Syria đã lên án việc đóng quân của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin và các hậu quả sau cuộc tấn công của Akara.

“Các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đe dọa sự sống của người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của người Syria mà còn khiến cuộc chiến tranh mãi kéo dài trên vùng đất Syria. Điều này cũng là nền tảng cho sự hồi sinh của chủ nghĩa khủng bố và thách thức an ninh hòa bình tại khu vực và thế giới”, Bộ Ngoại giao nước này viết.

Quân đội Syria do Nga hậu thuẫn đã liên tục khắc phục các mất mát trong suốt cuộc chiến chống khủng bố. Giống Nga, Iran đã liên tục nỗ lực hỗ trợ chính quyền Assad nhằm duy trì quan hệ chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các siêu cường Trung Đông có thể không đồng ý về tương lai chính trị tại Syria nhưng họ đều chấp thuận tiến tới lộ trình hòa bình cho Syria do Nga dẫn đầu tại Hội nghị Astana.

Khoảng 1 tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Syria tự do phát động chiến dịch đối phó tại Afrin, Bộ Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết, ông ấy đã hiểu lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại phản đối việc triển khai lực lượng người Kurds do Mỹ dẫn đầu gần biên giới. Tuy nhiên, ông  Zarif cũng lập luận rằng, việc xâm nhập vào lãnh thổ của người khác không phải là cách để giải quyết vấn đề.

Lập trường Nga-Mỹ -Thổ

Trong cuộc điện đàm chúc mừng chiến thắng của Tổng thống Nga Putin trong nhiệm kỳ mới, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bày tỏ mong muốn hợp tác quan hệ giữa Moscow và Ankara trong thời gian tới.

“Cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đều bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác về vấn đề tái thiết lập Syria”, điện Kremlin cho biết sau cuộc điện đàm của hai nhà lãnh đạo.

“Hai bên nhấn mạnh đến các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc gặp gỡ thường niên giữa các thành viên cấp cao hai nước vào đầu tháng Tư sẽ tiếp tục diễn ra theo đúng lộ trình, điện Kremlin cho biết.

Còn phía Mỹ, việc duy trì liên minh Washington – Ankara cùng với giá trị chiến lược giữa hai bên đòi hỏi phải tập trung vào việc chia sẻ chung đối với các thách thức trước mắt. Nga và Iran đã từng làm vậy trước các lúng túng về việc giải quyết các vấn đề. Các nhà quan sát cho rằng, Mỹ khó có thể xoa dịu các lo lắng của Tổng thống Erdogan về lực lượng người Kurd tại Syria. Và điều này dẫn đến bế tắc.

Tờ foreign policy cho rằng, Mỹ có thể cho rằng, bất kỳ hành động nào của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến lực lượng người Kurd đều là một sự bất tin đối với đồng minh và là bước đệm chệch hướng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, hai bên cần phải có cách nhìn nhận lại. Theo các nhà quan sát, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng tồi tệ hơn nếu không có Mỹ đứng bên cạnh là một đồng minh. 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ