(Tổ Quốc) - Theo trang SCMP, vai trò của Nga có ảnh hưởng sâu sắc trong căng thẳng hiện tại giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong nhiều thập kỷ Ấn Độ có thể kêu gọi sự giúp sức từ Moscow, tuy nhiên, các nhà phân tích hiện đang đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong mối quan hệ này hiện tại.
Thỏa thuận quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ trị giá lên tới 2.4 tỷ đôla Mỹ vào tuần trước cho thấy tín hiệu khôn ngoan trong chính sách của New Delhi hướng tới Moscow trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc xung quanh tranh chấp biên giới Himalayan.
Liệu Nga sẽ vẫn là đồng minh tin cậy trong mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc hay không?
Giới phân tích tin tưởng rằng, New Delhi sẽ phải tiếp tục xây dựng quan hệ lịch sử với Nga mặc dù quan hệ giữa Ấn Độ với Mỹ gẫn đây được cải thiện rõ rệt.
"Trung Quốc cung cấp thị trường cho Nga, đặc biệt khi hai nước tiến đến các thỏa thuận về khí đốt tự nhiên. Moscow không thể bán khí đốt tự nhiên ở các quốc gia phương Tây vì các trừng phạt", ông Sanjay Kumar Pandey – Giáo sư về chính sách ngoại giao Nga tại Đại học Jawaharlal Nehru ở Delhi cho biết.
Quan điểm thứ hai mà các nhà phân tích đặt ra là liệu New Delhi có thể khôn ngoan hơn khi thúc đẩy liên minh với Mỹ nhằm hỗ trợ nước này xung quanh các vấn đề mâu thuẫn.
Nhà phân tích chính trị Rajeshwari Rajagopalan đã giải thích rằng vẫn còn một chút hoài nghi tại một số khu ngoại giao Ấn Độ bởi vì các mâu thuẫn lịch sử hai nước trong suốt Chiến tranh Lạnh khi Ấn Độ được xem là có mối thân thiết với Nga trong khi Mỹ ủng hộ Pakistan trong các vấn đề chiến lược. Vì vậy, nhiều người tin rằng, Ấn Độ không nên bỏ "tất cả trứng trong một giỏ" mà phải tiếp tục đi theo con đường giữa gắn kết với cả Nga và Mỹ", ông Rajagopalan – một nhà nghiên cứu và đứng đầu Sáng kiến chính sách không gian và hạt nhân tại Quỹ nghiên cứu quan sát viên tại Delhi cho biết.
Nga vẫn được xem là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất đối với Ấn Độ và liên minh Xô Viết trước đây. Vào tuần trước, sau khi Moscow tin tưởng rằng Ấn Độ và Trung Quốc tham gia vào thượng đỉnh ba bên và chủ trì hội nghị Bộ trưởng kỷ niệm 75 năm chiến thắng Nga trong Chiến tranh thế giới thứ 2, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt việc mua 33 máy bay chiến đấu và cập nhật 59 máy bay nhằm thúc đẩy năng lực không quân.
Giới ngoại giao cho rằng, động lực để Nga giúp cải thiện quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể xuất phát từ mối quan hệ giữa 2 cường quốc châu Á này là trung tâm của sự trỗi dậy của khu vực Á – Âu.
Cùng ngày, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chúc mừng thành công của Nga hoàn thành việc bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp.
Theo ông Uday Bhaskar – Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu chính sách, sự tham gia của Nga liên quan đến mối quan hệ chặt chẽ mà hai nước tiếp tục chia sẻ. Vai trò của Nga cho thấy khả năng phục hồi và chiều sâu cho mối quan giữa New Delhi và Moscow.
Theo ông Pandey, quan hệ đối tác giữa hai nước vẫn duy trì mạnh mẽ và chỉ ra mối quan hệ lịch sử giữa hai nước. Tuy nhiên, Nga liên tục chỉ ra sự gần gũi với Trung Quốc. Thương mại đã vượt mốc 100 tỷ đôla vào năm 2018 và hai nước hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi trong tháng này.
Theo ông Pandey, Moscow đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực nới lỏng căng thẳng biên giới Trung Quốc và Ấn Độ. Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, chỉ tính riêng trong 10 năm qua, hơn 65% giao dịch quốc phòng của Ấn Độ đều đến từ Nga và sau đó là Mỹ.
Tuy nhiên, không ai tin rằng điều này là tốt cho Ấn Độ.
Vào năm 2014, Nga đã dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Pakistan, cho phép nước này mua máy bay trực thăng tấn công. Ấn Độ và Pakistan thường xuyên bị sa lầy trong các tranh chấp và xung đột quân sự đẫm máu.
"Nga thậm chí đã tham gia vào hợp tác quốc phòng bao gồm các thỏa thuận mua bán máy bay chiến đấu với Trung Quốc – một thực tế khác khiến Delhi không thoải mái", bà Rajagopalan nói.
"Từ triển vọng an ninh quốc gia, việc Ấn Độ mua thiết bị quốc phòng từ Nga không còn ý nghĩa gì nữa", bà nói.
New Delhi phải nhận ra rằng Nga ngày nay không giống với nước Nga đã từng ủng hộ nước này trong 4 thập kỷ. Nga vừa chứng minh hoàn toàn không đáng tin cậy. Từ việc không ủng hộ lập trường của Ấn Độ gần đây đến việc hoàn toàn im lặng trước xung đột giữa Ấn-Trung.
Tuy nhiên, ông Panley bác bỏ rằng, Ấn Độ chắc chắn đã có ý kiến với Nga trước khi đưa ra quyết định. Sự thật rằng Nga đã đồng ý bán máy bay chiến đấu giữa bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong mối quan hệ này.
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh bị cô lập kinh tế và ngoại giao. Mối quan hệ của Moscow với Bắc Kinh sẽ thúc đấy giao dịch thương mại đôi bên.
"Lợi ích chiến lược của Nga đối với Ấn Độ có thể nhiều hơn so với Trung Quốc. Điều này có thể thấy được trong tín hiệu gần đây giữa hai nước", ông Pandey cho biết.