• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cảnh báo chính sách “gia đình trị” khiến Nga đau đầu

Thế giới 23/01/2018 12:39

(Tổ Quốc) - Nga đang loay hoay vực dậy kinh tế trước thềm bầu cử chính thức vào năm nay.

CNN trích dẫn, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham gia tái bầu cử vào tháng Ba và nhiều khả năng sẽ tiếp tục ở lại điện Kremlin trong nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2024.

Tổng thống Nga Putin

“Khả năng không có nhiều thay đổi trong chính sách ngoại giao và cải cách kinh tế của Nga trong nhiệm kỳ mới. Nếu ông Putin giành chiến thắng sau bầu cử, nước Nga sẽ ổn định hoặc giá trị nhưng không thay đổi”, nhà kinh tế học Lilit Gevorgyan, thuộc tổ chức nghiên cứu kinh tế IHS Global Insight (Mỹ) cho biết.

Kinh tế Nga lao dốc kể từ khi phương Tây tăng cường các trừng phạt vào Moscow.  Đồng rúp ổn định, lạm phát gần mức thấp kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Theo các nhà quan sát, bầu cử Nga năm 2018 sẽ gắn với mục tiêu Moscow hướng đến giải quyết các cải cách  nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.

“Đa dạng hóa kinh tế”

Trong 18 năm qua, Tổng thống Putin liên tục thay đổi. Nga liên tục nỗ lực đa dạng hóa kinh tế đất nước. Moscow là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới mặc dù Mỹ cũng nắm bắt nhanh trong lĩnh vực này. Ngành công  nghiệp dầu của Nga hiện do nhà nước quản lý.

“Vấn đề là không có sự năng động kinh tế. Đây không phải là môi trường mà bạn có thể dễ dàng cải cách hay thay đổi”, nhà nghiên cứu cấp cao Anders Aslund tại Hội đồng Đại Tây Dương.

Quỹ tiền tệ quốc tế phỏng đoán tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nga ở mức trung bình khoảng 1.5% trong 5 năm tới. Nếu kim ngạch dầu giảm thì tăng trưởng sẽ chậm hơn.

Theo bà Gevorgyan, Nga nên nỗ lực xóa bỏ tham nhũng và chính sách “gia đình trị” trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Điều này sẽ giúp Moscow thu hút đầu tư nước ngoài và các công ty bên ngoài.

“Vấn đề là ông Putin đã mất gần 2 thập kỷ để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, kết quả có được vẫn chưa như kỳ vọng”, bà Gevorgyan nói thêm.

Các đòn trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã ngăn cản nguồn đầu tư nước ngoài vào Moscow trong  thời gian dài. Các vấn đề quan liêu, mất ổn định và tham  nhũng cũng khiến Moscow chiụ ảnh hưởng không hề nhỏ.

Theo Bộ phát triển Kinh tế Nga, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga chiếm khoảng 14 tỷ đôla trong Quý I năm 2017 và có tín hiệu hồi phục hơn so với các năm trước.

“Nếu kinh tế Moscow vẫn phụ thuộc vào đầu tư chính phủ và các công ty sở hữu nhà nước thì Nga khó có thể vực dậy”, nhà kinh tế châu Âu tại ngân hàng Berenberg Carsten Hesse nhấn mạnh.

Trong khi đó, các ảnh hưởng chính trị và lệnh trừng phạt đã khiến các công ty Nga tại nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn.

Chính quyền Tổng thống Trump vào cuối tháng 1 vẫn đưa Nga vào danh sách trừng phạt mới do Quốc hội thông qua vào hồi tháng 8.

 

 

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ