• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cảnh báo nguy cơ châu Âu: Đưa Nga trở về từ băng giá?

Thế giới 08/04/2019 14:54

(Tổ Quốc) - Ông Thorbjorn Jagland nói rằng việc không khôi phục quyền bỏ phiếu cho Moscow có nguy cơ dấy lên một lằn ranh đứt gãy mới trên lục địa.

Nga nên được khôi phục quyền biểu quyết trong Ủy hội châu Âu bất chấp cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, để tránh Moscow bị đình chỉ hoặc rời bỏ tổ chức trong mùa hè này và do đó tạo ra một "lằn ranh chia rẽ mới" trên lục địa, người đứng đầu cơ quan này Thorbjorn Jagland cảnh báo.

Nguy cơ chia rẽ sâu sắc

Thorbjorn Jagland, Tổng thư ký Ủy hội châu Âu, cho biết hội đồng 47 thành viên này, bên giám sát Công ước nhân quyền năm 1949 ECHR và Tòa án Nhân quyền châu Âu, đang tiến tới một bờ vực nguy hiểm vào tháng 6 tới.

Chúng ta không nên đánh giá thấp những hậu quả tiêu cực, đặc biệt là nếu chúng ta kết hợp nó với Brexit để tính về những hậu quả cho EU.

Tổng thư kí Ủy hội châu Âu Thorbjorn Jagland

Tháng 6 này sẽ đánh dấu hai năm kể từ khi Nga ngừng phần đóng góp của mình để phản đối việc đình chỉ quyền bỏ phiếu của họ trong hội nghị quốc hội của tổ chức này vào năm 2014 và 2015. Sau hai năm không thanh toán, một thành viên hội đồng có thể bị đình chỉ và cuối cùng bị trục xuất, mặc dù Moscow từng nói rằng họ sẽ là bên bước ra trước.

Ủy hội đồng châu Âu là nơi duy nhất mà Nga được kết nối với châu Âu theo cách thức tư pháp ràng buộc, ông Jagland nói. Chúng ta sẽ thấy một nước Nga khác. Chúng tôi sẽ có một đường chia rẽ mới ở châu Âu.

Cảnh báo nguy cơ châu Âu: Đưa Nga trở về từ băng giá? - Ảnh 2.

Ông Thorbjorn Jagland, Tổng thư ký Ủy hội châu Âu nói về nguy cơ Nga rời khỏi cơ chế này. (Nguồn: FT/AFP)

"Chúng ta không nên đánh giá thấp những hậu quả tiêu cực, đặc biệt là nếu chúng ta kết hợp nó với Brexit để tính về những hậu quả cho EU. Chúng ta có thể có hai diễn biến có thể thực sự làm rung chuyển châu Âu", theo ông Jagland.

Lời kêu gọi của ông Jagland, sẽ khiến Kiev tức giận, bên cho rằng bất kỳ động thái nào nhằm khôi phục quyền bầu cử của Moscow sẽ là một sự nhượng bộ không chính đáng khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và được cho là đang tiếp tục ủng hộ phong trào li khai ở miền đông Ukraine.

Cứng rắn từ Ukraine

Dmytro Kuleba, đại diện thường trực của Ukraine, trong Ủy hội, cho biết họ không hướng đến việc đình chỉ tư cách của Nga, nhưng là bên quan tâm đến việc Nga tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ mà họ đã đưa ra với Ủy hội.

Lập trường cho rằng 'chúng ta sẽ mất Nga nếu chúng ta không điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của họ là một sự thao túng và nhằm mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi giữa các quốc gia thành viên và các thành viên [trong quốc hội] để thúc đẩy họ đưa ra quyết định có lợi cho Nga, ông Kuleba nói.

Nga đã bị tước quyền bỏ phiếu vì vi phạm chủ quyền của Ukraine và đã không gửi một phái đoàn đại diện tại Ủy hội châu Âu kể từ đó. Moscow cũng đã đình chỉ các khoản đóng góp tài chính của mình, chiếm khoảng 7% ngân sách của Ủy hội, vào tháng 6/2017.

Ủy hội, Công ước và tòa án là những trụ cột thiết yếu của trật tự dân chủ Châu Âu. Nhưng ông Jagland, người năm nay đã từ chức sau hai nhiệm kỳ làm tổng thư ký, bày tỏ lo ngại rằng tình trạng bán tách rời của Nga sẽ làm suy yếu công việc của Ủy hội và tính hợp pháp về vai trò lãnh đạo của cơ quan này.

Lợi ích của người Nga

Ông Jagland cho biết 140 triệu công dân Nga sẽ là người thua cuộc nếu đất nước của họ rời khỏi cơ chế này, bởi vì họ sẽ không còn có thể khiếu nại lên tòa án châu Âu về việc thực thi quyền con người với họ, khó có thể tìm kiếm bồi thường hoặc bắt buộc chính phủ Nga thay đổi bất kỳ luật lệ và thủ tục nào. 

Ông Jagland, cựu Thủ tướng Na Uy, cho biết ông cảm thấy rõ về tình đoàn kết mạnh mẽ với Ukraine, nhưng liệu Ukraine có thể tốt hơn nếu Nga rời đi hay không?

Ông nói thêm: Chúng tôi đã lên án việc sáp nhập Crimea. Nhưng nó không phải là điều chúng ta giải quyết. Đó là việc của các tổ chức quốc tế khác. Chúng tôi có một nhiệm vụ là bảo vệ quyền con người. Các công dân Nga đang hiện hữu. Họ ở đó khi bất cứ điều gì xảy ra ở Crimea.

Quốc hội Nga đã ban hành một đạo luật cho phép các tòa án của mình bỏ qua các phán quyết của ECHR, nhưng họ chưa làm như vậy.

Ông Jagland thừa nhận rằng Kremlin không có khả năng trả lại Crimea hoặc rút lực lượng và ngừng hỗ trợ quân nổi dậy ở miền đông Ukraine. Nhưng Moscow có thể đồng ý quay trở lại Ủy hội, trả phần đóng góp và cho phép Dunja Mijatovic, cao ủy của Ủy hội vì quyền con người được tiếp cận hoàn toàn với Nga.

Theo những gì ông nói là "một dấu hiệu tích cực", Moscow đã đồng ý cho phép bà Mijatovic đến thăm thủ đô nước này trong một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế vào tuần trước.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ