• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chảo lửa bị lãng quên Libya: Nga – Pháp trước kịch bản hóa giải

Thế giới 27/08/2019 14:19

(Tổ Quốc) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ mong muốn có sự phối hợp giữa Moscow và Paris để giảm leo thang tại Libya.

"Chúng tôi có một chủ đề quan trọng, tất nhiên, là Libya", ông Putin nói với các phóng viên trước cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Fort Bregancon tuần trước.

Chúng tôi cần tìm cách hòa giải các bên tham chiến [ở Libya]. Và tôi rất muốn tìm hiểu lập trường của Pháp về vấn đề này để phối hợp với những nỗ lực của chúng tôi, ông Putin nói.

Với việc cả hai nước có liên hệ mạnh mẽ với Tripoli và Benghazi, liệu hợp tác giữa Paris và Moscow có thể mang lại kết quả hiệu quả?

Cơ hội phối hợp

Moncef Djaziri, Phó giáo sư tại Viện nghiên cứu chính trị và quốc tế tại Đại học Lausanne tin rằng sự đồng thuận về cuộc khủng hoảng Libya đang gia tăng giữa hai nước.

Putin Macron AP

Ông Putin đã có cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Fort Bregancon tuần trước. Ảnh: AP

Vì không có tuyên bố cuối cùng được nguyên thủ hai nước đưa ra, nên Moncef Djaziri nói rằng chỉ có thể đưa ra các giả thuyết: Có thể giả định rằng sự đồng thuận này sẽ không bị Hội đồng Bảo an bỏ qua và nó sẽ được đề xuất để các bên nhất trí ngừng bắn dựa theo các điều kiện nhất định mà các bên liên quan phải tuân thủ. Với tôi, dường như hai nước muốn hành động và phối hợp nỗ lực chung. Điều này thậm chí có thể dẫn đến một hội nghị thượng đỉnh ba hoặc bốn bên, Djaziri nói.

Một chuyên gia khác về Libya, Jalel Harchaouim, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Hà Lan Clingendael, lưu ý rằng việc ông Putin nêu vấn đề Libya ngay trước cuộc gặp với ông Macron giống như một ván bài ngoại giao.

Bạn không nên xem mọi thứ được nói tới theo nghĩa đen, Harchaouim nhấn mạnh. Không có bối cảnh, không có tình huống cần sự phối hợp. Đây không phải là một cuộc họp làm việc thực sự. Đây là một cơ hội khác để Emmanuel Macron thể hiện rằng ông ta nắm giữ được tình huống và là người khởi xướng cuộc gặp với Nga vào đêm trước hội nghị G7, từ sau khi Moscow bị loại trừ.

Nhà nghiên cứu này lưu ý ông Vladimir Putin, nói rằng muốn tìm hiểu lập trường của Pháp về vấn đề này, có thể là muốn nhắc nhở công chúng rằng Pháp có phần nhầm lẫn giữa lập trường chính thức và thực tế của họ đối với Libya. Paris tiếp tục hỗ trợ chính phủ được quốc tế công nhận ở Tripoli (GNA), nhưng trên thực tế, tất cả sự hỗ trợ về quân sự, chính trị, tư tưởng và ngoại giao của họ đều đổ cho LNA [Quân đội quốc gia Libya], do Tướng Khalifa Haftar dẫn đầu.

Yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ

Jalel Harchaouim cho biết, còn có một lực lượng khác có tác động trong khu vực: sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào các vấn đề nội bộ của Libya là không thể phủ nhận và đang rất mạnh mẽ. Theo chuyên gia này, Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc và đã cung cấp vũ khí cho cả Haftar và Tripoli, trong đó có các máy bay không người lái và xe bọc thép.

Chuyên gia này cũng lưu ý rằng trong bối cảnh này, các chính sách của Nga cho phép họ tham gia đối thoại được với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Pháp không thể làm điều tương tự.

Về phần mình, Rafaâ Tabib, chuyên gia về Libya và là nhà nghiên cứu tại Đại học Manouba ở Tunisia, tin rằng cả Moscow và Paris đều không tán thành chính sách can thiệp rõ ràng của Thổ Nhĩ Kỳ, như việc cung cấp vũ khí, gửi các tay súng từ một số khu vực ở miền bắc Syria tới Libya: "Nga và Pháp có cái nhìn rất tiêu cực về sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ", ông lưu ý.

Đồng thời, cũng theo nhà nghiên cứu từ Tunisia, Nga và Pháp có đủ các đồng minh trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và quân sự ở Libya để đưa đất nước này đi đến hòa bình theo sau các cuộc đàm phán.

Nhưng Michel Scarbonchi, cựu thành viên nghị viện châu Âu và chủ tịch của Molitor International Conseil, một công ty tìm kiếm nhân lực, đã loại Pháp ra khỏi danh sách những bên có ảnh hưởng trong khu vực:

Ngày nay, quốc gia duy nhất có thể ảnh hưởng đến Thổ Nhĩ Kỳ là Nga. Hãy tin tưởng vào Tổng thống Nga. Ông ấy đã thể hiện khả năng của mình ở Syria: ông ấy có thể, sử dụng một số lập luận, để gây áp lực lên ông Erdogan. Đó là một ván bài tinh tế, nhưng ông ấy biết cách sử dụng nó, Scarbonchi nói.

Chỉ một tuần trước cuộc gặp Putin-Macron, Bộ Ngoại giao Nga, thông qua người phát ngôn Maria Zakharova, kêu gọi các bên tham gia cuộc xung đột ở Libya ngồi vào bàn đàm phán và bắt đầu một quá trình chính trị và chấm dứt xung đột. Đối với chúng tôi, không có sự thay thế bằng con đường dàn xếp chính trị của cuộc khủng hoảng Libya, bà Zakharova nói trong buổi họp báo.

Rafaâ Tabib lưu ý rằng tình hình hiện tại đòi hỏi sự chú ý đặc biệt: Trong một thời gian dài, chính phủ al-Sarraj [GNA] đã từ chối mọi hình thức chia sẻ quyền lực, cho rằng họ được cộng đồng quốc tế công nhận. Hiện tại, cộng đồng quốc tế vẫn đang chia rẽ về việc công nhận chính phủ này và chuyên gia này nói thêm rằng đang có nhiều tiếng nói yêu cầu bầu cử lại.

Tôi tin rằng LHQ hiện đã sẵn sàng để chuyển sang việc hành động theo cách chủ động hơn, ông nói.

Trước tiên, chúng ta có các cường quốc như Nga thúc đẩy một giải pháp chính trị, và thứ hai, LHQ hoàn toàn không hài lòng với chính sách can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào các vấn đề của các nước khác.

Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ