(Tổ Quốc) - Đức giận dữ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 19/3 rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đi quá xa sau khi đã cáo buộc Thủ tướng Angela Merkel
Đức giận dữ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 19/3 rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đi quá xa sau khi đã cáo buộc Thủ tướng Angela Merkel sử dụng "những phương pháp của Đức Quốc xã" trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao đang leo thang.
Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đang chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng ngoại giao – động thái đe dọa nỗ lực gia nhập khối của Ankara trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/ 4 về việc mở rộng quyền hạn cho ông Erdogan.
Bất đồng leo thang sau khi các quan chức Đức và các nước EU khác từ chối cho phép một số bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu vận động ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý trên – động thái dấy lên cuộc “khẩu chiến” đáp trả từ người Thổ Nhĩ Kỳ rằng tinh thần của Đức quốc xã đã tràn lan ở châu Âu.
Tổng thống Erdogan nói trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 19/3 rằng: "Khi chúng ta gọi họ là các thành viên quốc xã, họ (Châu Âu) cảm thấy không thoải mái, họ đang tập hợp nhau bằng sự đoàn kết.
Những tuyên bố từ phía Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy căng thẳng giữa nước này và châu Âu đi xa. (Nguồn: NDTV) |
"Tuy nhiên, các ngài đang sử dụng các biện pháp của Đức Quốc xã," ông Erdogan cho biết, đề cập tới bà Merkel và sử dụng từ “các ngài” một cách "không trang trọng" theo tiếngThổ Nhĩ Kỳ.
Ông nói: "Nhằm chống lại ai? Những người anh em Thổ Nhĩ Kỳ của tôi ở Đức và các bộ trưởng của tôi".
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã tuyên bố những nhận xét của ông Erdogan là "gây sốc".
"Chúng tôi khoan dung nhưng chúng tôi không ngu ngốc," ông nói với tờ Passauer Neue Presse. "Đó là lý do tại sao tôi để cho đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của tôi biết rõ ràng rằng một lằn ranh đã bị vượt qua với điều này."
Julia Kloeckner, phó chủ tịch đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel, cũng phản ứng giận dữ với các bình luận từ Thổ Nhĩ Kỳ.
"Ông Erdogan đang mất trí?" Bà nói, nói với các nhà báo rằng bà đang kêu gọi EU đóng băng "viện trợ tài chính trị giá hàng tỷ euro" cho Thổ Nhĩ Kỳ.
“Đức đứng sau đảo chính?” Thổ Nhĩ Kỳ
Là nơi có tới 1.4 triệu cử tri Thổ Nhĩ Kỳ, Đức là quốc gia có công đồng người Thổ Nhĩ Kỳ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, quan hệ đối tác giữa các đồng minh của NATO của Ankara và Berlin đang tan vỡ do cuộc khủng hoảng hiện tại.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng dữ dội với cuộc biểu tình ở Frankfurt , Đức hôm thứ Bảy nhằm thúc giục bỏ phiếu "không" trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về quyền lực của ông Erdogan.
"Hôm qua (thứ bảy), Đức đã đặt tên của họ trong một vụ bê bối khác," phát ngôn viên của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin nói với CNN tại nước này. Ông nói rằng đại sứ Đức đã được triệu tập mặc dù điều này chưa được xác nhận bởi Berlin.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc chính quyền Đức là "điển hình tồi tệ nhất của các tiêu chuẩn kép" khi cho phép người biểu tình ủng hộ người Kurd tổ chức biểu tình trong khi ngăn cản các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới Đức tham gia mít tinh.
Nhiều người biểu tình đã mang theo các biểu tượng của Đảng Lao động người Kurd (PKK) – chính đảng được Thổ Nhĩ Kỳ, cả EU và Mỹ cho là một tổ chức khủng bố.
Ankara cũng đã phản ứng với sự phẫn nộ sau khi một nhà lãnh đạo tình báo của Đức nói rằng ông không bị thuyết phục bởi các tuyên bố từ Thổ Nhĩ Kỳ rằng nhà truyền giáo Hồi giáo Fethullah Gulen – đang sống lưu vong tại Mỹ đứng đằng sau cuộc đảo chính thất bại hồi tháng 7/2016 nhằm lật đổ ông Erdogan.
Trong một cuộc phỏng vấn với Der Spiegel hôm thứ Bảy vừa qua, người đứng đầu cơ quan Tình báo nước ngoài của Đức Bruno Kahl nói rằng Ankara đã nhiều lần cố gắng thuyết phục Berlin rằng Gulen đứng đằng sau vụ đảo chính "nhưng họ đã không thành công".
Phát ngôn viên Kalin cũng cho biết châu Âu đang tìm cách "tẩy trắng" nhóm của Gulen, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik cho biết những bình luận trên dấy lên câu hỏi về việc chính Berlin có tham gia vào cuộc đảo chính hay không.
"Thực tế là người đứng đầu tình báo Đức đưa ra một tuyên bố như vậy sẽ làm tăng nghi ngờ về nước Đức và đưa ra câu hỏi "liệu tình báo Đức có đứng đằng sau cuộc đảo chính hay không ", ông nói.
Khủng hoảng ngoại giao tăng cao
Căng thẳng ngoại giao hiện nay đã khiến tiến trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ - nền tảng cho chính sách của Ankara trong nửa thế kỷ qua –rơi vào “điểm mù” ngay trước cuộc trưng cầu dân ý tại nước này.
Ông Erdogan thậm chí còn đẩy bất đồng đi xa hơn khi trong ngày 18/3 đã nói rằng ông tin rằng quốc hội sau cuộc trưng cầu dân ý sẽ đồng ý một dự luật khôi phục hình phạt tử hình – văn bản sẽ được ông ký tên.
Đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất của Erdogan rằng ông có thể đảo ngược việc bãi bỏ hình phạt tử hình năm 2004, một điều kiện tiên quyết để gia nhập EU.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã cảnh báo trong ngày 19/3 rằng bất cứ động thái nào khôi phục án tử hình ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành "lằn ranh đỏ".
Trong khi ông Gabriel nói với Der Spiegel rằng : "Chúng ta đang đi xa hơn bao giờ hết đối với tiến trình Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập vào EU."
Theo AFP, cuộc khủng hoảng ngoại giao đang nhấn chìm mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các thành viên quan trọng của EU trong khi quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Lan đã chạm tới mức thấp nhất tại thời điểm bước vào cuộc bầu cử Quốc hội ngày 15/3 tại Hà Lan.
(Theo AFP)