(Tổ Quốc) - Châu Âu đã đóng cửa biên giới vào tháng Ba sau khi khối này nhận thấy mức độ lây nhiễm mạnh mẽ của virus gây bệnh Covid-19.
"Liên minh châu Âu đang chuẩn bị cho việc mở cửa biên giới đón 15 quốc gia khác ngoài khối dự kiến vào ngày 1/7. Tuy nhiên, một quốc gia, trong đó có Mỹ sẽ không có trong danh sách đề xuất lần này", hai nhà ngoại giao đứng đầu châu Âu cho biết.
Theo hãng CNN, các nhà ngoại giao không được phép thảo luận vấn đề này trước khi 27 quốc gia thành viên của liên minh thông qua thỏa thuận cho phép 15 quốc gia khác ngoài khối được phép đi lại vào EU.
Theo đó, danh sách đề xuất bao gồm 15 nước, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, châu Âu sẽ chỉ cho phép Trung Quốc nhập cảnh với điều kiện có kế hoạch sắp xếp trước đó. 14 quốc gia khác bao gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwada, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ không có trong danh sách đề xuất lần này trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ tại đây.
Danh sách cũng đưa ra các khuyến cáo từ Hội đồng châu Âu đối với các thành viên, trong đó yêu cầu lập ra tiêu chí áp dụng đối với các nước bắt buộc phải tuân thủ trước khi các quốc gia được phép vào khối và phương pháp đáp ứng tiêu chí đó. Điều này yêu cầu rằng các quốc gia được phép nhập cảnh phải đảm bảo tỷ lệ nhiễm Covid-19 bằng hoặc ít hơn với châu Âu.
Việc kiểm soát biên giới cuối cùng cũng được quyết định bởi mỗi quốc gia thành viên thay vì chỉ ở cấp độ liên minh châu Âu ở Brussels. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu hi vọng rằng việc đưa ra các khuyến nghị có nghĩa rằng các quốc gia thành viên sẽ được phép quyết định từng bước mở cửa lại biên giới của họ.
Theo thống kê của Đại học John Hopkins, Mỹ hiện đang có tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao nhất vì Covid-19 trên thế giới.
Giới ngoại giao cho rằng, rất khó có thể thay đổi khung pháp lý các quốc gia được phép vào khối trong thời gian sớm trong bối cảnh các ca nhiễm của Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng. Châu Âu sẽ xem xét lại quyết định thay đổi theo chu kỳ hai tuần một lần.
Các quan chức châu Âu đã nhanh chóng chỉ ra rằng quyết định việc quốc gia nào có thể hoặc không thể vào khối không hề liên quan đến chính trị mà phải căn cứ vào khoa học nhằm đảm bảo an toàn cho công dân trong khối.
"Điều chắc chắn, bạn có thể không nhìn thấy danh sách các quốc gia được phép vào khối không hề liên quan đến yếu tố chính trì mà trên tất cả để đảm bảo sức khỏe cho mọi người", một nhà ngoại giao khác của châu Âu cho biết.