• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Châu Âu gia tăng căng thẳng vì dịch bệnh: Mấu chốt nào hòa giải giữa các thành viên?

Thế giới 29/03/2021 20:05

(Tổ Quốc) - Châu Âu đang trải qua thời điểm khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu dịch bệnh.

Đại dịch đánh dấu đỉnh điểm ở châu Âu

Dịch bệnh đang khiến cho châu Âu chịu nhiều áp lực từ các hạn chế đi lại đến chương trình tiêm chủng vaccine.

Châu Âu gia tăng căng thẳng vì dịch bệnh: Mấu chốt nào hòa giải giữa các thành viên?  - Ảnh 1.

Tổng thống Joe Biden tham dự Hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: CNN

Theo CNN, đại dịch cũng gia tăng mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên châu Âu trong nhiều thập kỷ. Một số quốc gia đều mong muốn đảm bảo thiết bị bảo hộ cần thiết cũng như thực hiện tiêm chủng vaccine đầy đủ trong diễn biến dịch bệnh phức tạp. Điều này đặc biệt đúng với 27 quốc gia thành viên của liên minh châu Âu.

Ngay từ khi bắt đầu đại dịch, các quốc gia đã đóng cửa biên giới vì thiếu niềm tin các quốc gia láng giềng có thể kiểm soát tốt dịch bệnh. Thêm vào đó, các mâu thuẫn qua lại giữa các quốc gia trong khối về việc tìm cách hồi phục kinh tế giữa dịch bệnh tiếp tục diễn ra.

Gần đây nhất, một số quốc gia đang bày tỏ sự thất bại trong chương trình triển khai vaccine ở châu Âu. Trong tuần này, Italy đã tiến hành điều tra một nhà máy dự trữ khoảng 29 triệu liều vaccine AstraZeneca. Mặc dù EU không trực tiếp cáo buộc công ty dược phẩm này giữ lại vaccine nhưng Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Valdis Dombrovskis đã lưu ý rằng nhà sản xuất thuốc đã cam kết cung cấp 120 triệu liều cho EU trong quý đầu tiên của năm. Công ty này hứa hẹn sẽ cung cấp 30 triệu liều nhưng con số thực cung cấp hiện tại vẫn chưa đủ theo đúng cam kết.

Động thái này của Italy diễn ra vào thời điểm mà niềm tin về nguồn cung ứng vaccine đang ở mức thấp nhất. Một ví dụ gần đây cho thấy Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã cáo buộc Ủy ban châu Âu phân phối vaccine không công bằng và cho rằng một số các quốc gia khác nhưu Malta và Đan Mạch đang có nhiều liều vaccine hơn so với Áo.

"Các nước có lẽ đều hiểu diễn biến tình hình này. Họ đang phải chịu áp lực về quá trình cung cấp vaccine. Không ai có thể đưa ra phép so sánh cá nhân", ông Alexander Stubb – cựu Thủ tướng Phần Lan nói.

Căng thẳng giữa các thành viên trong khối đang trở nên tồi tệ hơn.

"Đại dịch đang khiến căng thẳng leo thang. Ngoại giao không thể chỉ đơn giản thông qua cuộc họp trực tuyến. Đại dịch đang khiến cho kinh tế bị bóp nghẹt", ông Neale Richmond – chính trị gia của Ireland cho biết.

"Chữa lành vết thương"

Các chỉ trích xung quanh vấn đề triển khai vaccine giữa các thành viên châu Âu đang đặt ra nhiều thách thức.

Sự tức giận là có thật, tuy nhiên lại thể hiện qua các quan điểm khác nhau. Một số ý kiến nhằm vào Brussels, số khác lại nhằm vào các quốc gia thành viên khác, một số ý kiến khác nữa lại nhằm vào Vương quốc Anh sau khi rời EU.

Sự giận dữ về quá trình chậm trễ trong cung ứng vacicine đã khiến Ủy ban châu Âu đề xuất việc kiểm soát xuất khẩu vaccine chặt chẽ hơn.

Các quan điểm chỉ trích tin tưởng rằng động thái này là một nỗ lực không khoan nhượng trước diễn biến cho rằng cả Anh và AstraZeneca đang kìm hãm phân phối vaccine đúng thời hạn. Căng thẳng giữa các quốc gia thành viên đang trở nên phức tạp hơn xung quanh vấn đề này.

Giới quan sát cho rằng sự tức giận dồn vào Vương quốc Anh vào thời điểm này cũng là điều dễ hiểu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson từng tuyên bố chương trình triển khai vaccine thành công của Anh sẽ không thể không có Brexit. Tuyên bố này từng bị chỉ trích mạnh mẽ.

Mặc dù Brexit đã truyền cảm hứng suy nghĩ độc lập nhưng không có lý do để cấm Anh không được hành động như vậy nếu vẫn là thành viên của EU. Anh có thể triển khai nhanh chóng chương trình vaccine trong khi EU đang rơi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác. Thực tế Brexit đang tạo ra khủng hoảng sau sự rời đi của Anh", một chuyên gia cho biết.

"Một số ý kiến khác lại cho rằng bạn có thể thấy hạnh phúc trên ốc đảo của riêng mình khi toàn dân được tiêm phòng đầy đủ nhưng sẽ không hề có ý nghĩa nếu bạn không thể ra khỏi ốc đảo trong bối cảnh các hòn đảo láng giềng chưa thể được triển khai tiêm chủng đầy đủ", một quan chức ngoại giao cấp cao nói trên CNN.

Đại dịch liên tục là chủ đề trong các thảo luận quan trọng về tương lai của châu Âu, đặc biệt vấn đề quan tâm là Brussels thể hiện quyền lực trọng tâm lớn hơn.

"Đại dịch có thể được xem là thất bại của Ủy ban châu Âu về chính sách y tế và kinh tế", ông Mujtaba Rahman, Giám đốc quản lý về châu Âu tại Eurasia Group cho biết. "Tôi cho rằng khủng hoảng y tế đặt ra yêu cầu châu Âu phải kiểm soát nhiều hơn về chính sách y tế. Tuy nhiên, nếu quá trình hồi phục đòi hỏi cải cách nghiêm trọng thì đây sẽ là chất xúc tác cho quá trình hợp tác giữa các thành viên châu Âu".

Châu Âu đang phải trải qua những ngày tháng khó khăn vì dịch bệnh. Để có thể vượt qua những ngày tháng tồi tệ này thì EU cần phải tìm cách chữa lành các vết thương dẫn đến sự phẫn uất và tức giận sâu sắc này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ