(Tổ Quốc) - Từ chiếc trực thăng Ingenuity lần đầu tiên bay trên sao Hỏa đến việc kính viễn vọng James triển khai thành công ăng ten quan trọng giúp khám phá vũ trụ, năm 2021 là một năm quan trọng đối với những nỗ lực không gian của nhân loại.
Ngoài các mốc quan trọng trong khoa học, các tỷ phú cũng đã nỗ lực đạt được nhiều bước tiến trên không gian. Chuyến đi 12 ngày của tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) gần đây tiếp tục là một bước tiến của ngành du lịch hàng không.
Bộ đôi robot trên Hành tinh Đỏ
Chiếc máy bay đầu tiên có động cơ Rover Perseverance của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã sống sót sau "bảy phút kinh hoàng", khoảng thời gian mà động cơ này dựa vào hệ thống tự động để hạ cánh và tiếp đất, đậu xuống miệng núi lửa Jezero của sao Hỏa vào tháng Hai một cách hoàn hảo.
Kể từ đó, robot có kích thước như một chiếc ô tô này đã chụp ảnh và gửi cho nhóm phân tích để xem Hành tinh Đỏ có thể có các dạng sống vi sinh vật cổ đại hay không. Việc gửi về một mẫu đá đã được lên kế hoạch vào khoảng những năm 2030.
Với các công cụ hiện đại chiếc tàu thăm dò này có thể đập đá trên sao Hỏa và phân tích hóa học hơi nước trên hành tinh này.
Chiếc máy bay Perseverance có một người bạn đồng hành cùng trên sao Hỏa: Ingenuality, một phi thuyền cánh quạt nặng 2kg vào tháng 4 đã hạ cánh trên hành tinh này. Các mô hình bay như Ingenuity trong tương lai có thể tới được những điểm mà các xe tự hành chưa tới được, cũng như có tốc độ di chuyển nhanh hơn xe tự hành.
Jonathan McDowall, nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, nói với AFP: "Perseverance thực hiện một nhiệm vụ hàng đầu là điều tra chi tiết dài hạn về Sao Hỏa. Còn Ingenuality là một trong những bản trình diễn công nghệ mà NASA đang làm rất tốt".
Những thông tin Ingenuity mang lại có thể giúp các nhà khoa học phát triển Dragonfly, một máy bay không người lái nặng hàng nghìn pound đang được lên kế hoạch để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên sao Thổ vào giữa những năm 2030.
Các chuyến bay tư nhân lên vũ trụ
Một triệu phú người Mỹ đã đăng ký trở thành khách du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới vào năm 2001, nhưng phải mất 20 năm lời hứa này mới thành hiện thực.
Vào tháng 7, người sáng lập Virgin Galactic, Richard Branson, đã trở thành phi hành gia không chuyên đầu tiên hoàn thành chuyến bay vào vũ trụ. Ngay sau đó công ty vũ trụ Blue Origin của nhà sáng lập Amazon triển khai 3 chuyến bay có khách hàng là người nổi tiếng trả tiền.
SpaceX của Elon Musk cũng gia nhập cuộc đua vào tháng 9 khi sứ mệnh Inspiration4 với 4 thành viên trên tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đã hoàn thành chuyến bay 3 ngày quanh Trái Đất.
Nhà phân tích ngành công nghiệp vũ trụ Laura Seward Forczyk, tác giả của cuốn sách sắp xuất bản "Becoming Off-Worldly", cho biết: "Cuối cùng, điều này (các chuyến bay du lịch không gian) đã diễn ra."
Một phi hành đoàn người Nga đã quay bộ phim đầu tiên trong không gian trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2021, và một khách du lịch Nhật Bản đã tự mình đến thăm nơi đó bằng tên lửa của Nga.
Vào ngày 11/12, đã có kỷ lục 19 người lên không gian khi chuyến bay thứ 3 của Blue Origin được thực hiện, chuyến bay chở du khách người Nhật có mặt trên ISS
Blue Origin thực hiện nhiệm vụ phi hành đoàn thứ ba, đội Nhật Bản ở trên ISS cùng với phi hành đoàn bình thường của nó, và 3 phi hành gia của Trung Quốc làm việc trên trạm vũ trụ của họ.
Toàn cầu hóa không gian
Hiện nay, ngoài sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại, vốn đang đưa các vệ tinh lên không gian với tốc độ chóng mặt, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác đang ngày càng linh hoạt hóa cơ chế bay lên vũ trụ của họ.
Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc đã được phóng lên vào tháng 4, trong khi tàu thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của nước này, Zhurong, hạ cánh vào tháng 5 – đánh dấu quốc gia thứ hai đạt được mức khai thác như vậy.
McDowall nói: "Trong 20 năm qua kể từ khi Trung Quốc quyết định mở rộng không gian, họ đã ở bắt kịp và họ đang bắt đầu làm những điều mà Mỹ chưa làm."
UAE đã đưa một tàu thăm dò vào quỹ đạo Sao Hỏa vào tháng Hai, trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên và thứ năm hiện diện trên hành tinh này.
Trong khi đó, Nga đã thử vũ khí diệt vệ tinh, phóng tên lửa vào một trong những vệ tinh của nước này và tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ quỹ đạo có thể theo dõi và hàng trăm mảnh vụn nhỏ hơn. Động thái này đã bị Mỹ chỉ trích vì tạo nên nguy hiểm cho các nhà khoa học làm việc tại trạm ISS và làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang ngày càng gia tăng trên không gian./.