(Toquoc)-Từ Chernobyl đến Fukushima 1, nhiều nước buộc phải xét lại chính sách điện hạt nhân.
(Toquoc)-Thảm hoạ
Hôm nay, 26/4,
Thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử
Ngày 25/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy
Cảnh chết chóc vẫn bao trùm Pripyat, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Theo đánh giá của giới khoa học, thảm họa Chernobyl 25 năm trước tương đương với vụ nổ của 500 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Đây cũng được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân thế giới. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, thậm chí lan sang cả Anh và phía đông nước Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng. Riêng
Sau thảm họa kinh hoàng có một không hai trong ngành năng lượng thế giới này, người ta đã đưa ra những con số “khủng” về số người chết và bị thương. Tại thời điểm tổ máy số 4 phát nổ, 203 người đã phải vào viện ngay lập tức, trong số đó 31 người đã chết, đa phần là do nhiễm phóng xạ cấp tính. Không dừng lại ở đó, 135.000 người dân quanh vùng phải sơ tán khỏi vùng bị phóng xạ bao phủ.
Hơn 1/4 thế kỷ trôi qua, hàng chục nghìn người phải rời bỏ quê nhà vẫn chưa dám trở lại. Vùng an toàn nay được quy định cách tâm của vụ nổ 30km. Tại đây, nằm phần rìa bên ngoài thị trấn Pripyat, gần biên giới giữa Ukraine và Belarus là khu tái định cư được xây cho khoảng 200.000 người ở. Đến nay, nơi này vẫn vắng vẻ vì phần lớn người dân vẫn còn dè chừng những rủi ro đối với sức khỏe của họ.
... hoang vu
Ngay thị trấn Pripyat, nơi có khoảng 50.000 người sinh sống vào năm 1986, nay vẫn chỉ là đống hoang tàn với rừng rậm phủ kín, hiếm lắm mới có bóng người xuất hiện nên nơi này dần biến thành nơi trú ngụ của những loài thú hoang. Mức độ phóng xạ xung quanh được cho vẫn còn quá cao nên chính quyền không hy vọng hồi sinh lại khu dân cư này trong vòng 180-320 năm tới, một khoảng thời gian quá dài đủ để vùi lấp sự sống nơi đây.
3.800 nhân viên vẫn liên tục làm việc tại khu vực nhà máy
Lịch sử ghi nhận thảm họa nguyên tử
Về nguyên nhân, có hai giả thiết chính có phần đối lập nhau để giải thích nguyên nhân của vụ tai nạn. Giả thiết đầu tiên được đưa ra vào tháng 8/1986 chỉ nhằm buộc tội những người điều hành nhà máy. Giả thiết còn lại được đưa ra năm 1991, có ý kiến trái ngược, cho rằng nguyên nhân thảm họa là do những yếu kém trong thiết kế lò phản ứng RBMK (lò phản ứng kiểu kênh năng lượng cao), đặc biệt là các thanh điều khiển.
Một số chuyên gia độc lập hiện nay tin rằng, không giả thiết nào trong số hai giả thiết trên hoàn toàn chính xác. Một chi tiết quan trọng, đáng chú ý là có những viện dẫn cho thấy những người điều hành nhà máy điện
Dấu tích 25 năm...
Một yếu tố gây tranh cãi nữa là con số thương vong. Ngay tại thời điểm xảy ra thảm họa, chính quyền lúc bấy giờ đã cấm các bác sĩ ghi thông tin tử vong vì phóng xạ, một cách mà sau này được giới truyền thông đề cập như cách để che đậy thông tin và hậu quả vì lo lắng ảnh hưởng đến những lợi ích khác của quốc gia. Vì thế, những thống kê từ nhiều tổ chức khác nhau có sự chênh lệch đáng kể.
Một bản báo cáo năm 2005 tại Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em chết vì ung thư tuyến giác và ước tính có khoảng 9.000 người, trong số gần 6,6 triệu người bị ảnh hưởng, sẽ chết vì một loại ung thư nào đó.
Riêng tổ chức Hòa bình Xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina, vụ tai nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2004”.
Đài tưởng niệm các nạn nhân được dựng bên ngoài nhà máy Chernobyl
…đến
Năm nay thế giới kỷ niệm 25 năm ngày xảy ra thảm hoạ
So với thảm họa tại Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl, mức độ nghiêm trọng của sự cố hạt nhân tại Nhà máy Điện nguyên tử Fukushima số 1 đang diễn ra có thể chưa bằng, nhưng bóng đen của nó đang đè nặng lên Nhật Bản cũng như các nước láng giềng và cả những nơi hạt nhân đang được sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế. Hay nói cách khác, thảm họa Chernobyl và những gì đang xảy ra tại Nhật Bản đã làm lay chuyển niềm tin của cả thế giới vào sự an toàn của điện hạt nhân- nguồn điện năng khổng lồ mà nhân loại hy vọng rằng nhờ đó loài người chẳng bao giờ còn phải lo lắng về sự thiếu hụt năng lượng. Rõ ràng, từ
Lễ tưởng niệm sau 25 năm
Tuy nhiên cũng phải chấp nhận một thực tế rằng, dù độ nguy hiểm là không thể phủ nhận, nhưng nhịp sống hiện đại lại không thể thiếu ngành điện hạt nhân vì đây là nguồn năng lượng khó có thể thay thế nếu xét về trung hạn. Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng thế giới (IEA), tới năm 2050, nhu cầu sử dụng điện trên toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện tại. Nhu cầu ghê gớm đó sẽ không thể được đáp ứng đủ bằng các nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời trong khi các nguồn nguyên liệu truyền thống để sản xuất điện như than, dầu và nước đang ngày càng cạn kiệt.
Bài học từ
Võ Vân (Tổng hợp)