(Tổ Quốc) - Chiến lược mới cho chiến thắng tại Afghanistan sẽ giúp xóa sạch chủ nghĩa khủng bố và là điểm kết cho "thiên đường an toàn” của lực lượng khủng bố nhằm phát động cuộc tấn công vào Mỹ.
Kế hoạch tiếp theo trong chiến lược của Mỹ
Tổng thống Donald Trump đã đề cập đến vấn đề Afghanistan trong bài phát biểu tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ngày 19/9.
Mỹ gia tăng hiện diện tại Afghanistan. Ảnh:reuters |
Tổng thống Trump đã vạch ra chiến lược mới vào ngày 21/8 mà được cho là còn nhiều mơ hồ và chưa cụ thể. Phát biểu tại Fort Myer, Tổng thống Mỹ đã thông báo các kế hoạch nhằm triển khai bổ sung thêm binh lính Mỹ hiện diện tại Afghanistan tuy nhiên chưa đưa ra thông tin chi tiết về con số, chính sách rõ ràng và chiến lược cụ thể. Tổng thống Trump đã đề cập đến Pakistan và chỉ trích là “lò nung” của chủ nghĩa khủng bố mà Mỹ cần phải có chiến lược để đối phó, tuy nhiên, ông Trump lại không đề cập đến hai quốc gia liên tục phản đối sự hiện diện của Mỹ tại khu vực là Nga và Iran.
Điều này có thể xem là thiếu sót của Tổng thống Trump. Không có bất kỳ kế hoạch nào tại Afghanistan có thể tiến tới mục tiêu tiêu diệt các nhóm khủng bố như al Qaeda hay Taliba trong khi cả Tehran và Moscow luôn cố gắng ngăn cản sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực.
Ông Sharif Yaftali, tổng chỉ huy quân đội quốc gia tại Afghanistan nói trên BBC trong một cuộc phỏng vấn ngày 6/9 rằng, Kabul có bằng chứng chỉ ra rằng Iran đang hỗ trợ vũ khí và trang thiết bị cho lực lượng Taliban tại phía Tây Afghanistan. Trong khi ông Yaftali nhấn mạnh lực lượng an ninh Afghanistan không thể tìm thấy các bằng chứng Nga tham gia hỗ trợ Taliban thì các chuyên gia khác tin tưởng rằng, Tehran có thể tác động quan hệ đối tác với các quốc gia Nam Á với Nga và được xem là cầu nối trung gian giữa Moscow và lực lượng nối dậy tại Afghanistan.
“Chính trị khu vực đã thay đổi. Lực lượng Taliban mạnh nhất ở khu vực là người Iran”, quan chức tình báo cấp cao tại Afghanistan Mohammed Arif Shah Jehan nói trên The New York Times vào tháng 8.
Quan hệ Iran và Nga trong chiến tranh Afghanistan
Trong một mục đích tăng cường ảnh hưởng, Iran tiến hành xây dựng cảng Chabahar tại tỉnh phía Đông Nam Sistan và Baluchistan, Iran nhằm theo đuổi cuộc chiến tranh Afghanistan và tầm nhìn chiến lược đối phó với các đối thủ tại khu vực.
Cách cảng Gwadar do Trung Quốc đầu tư tại Pakistan khoảng 62 dặm, Chabahar sẽ thúc đẩy vai trò của Delhi tại Afghanistan và gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ tại quốc gia vốn dĩ đầy xung đột.
Có lẽ điều đáng nói nhất ở đây là sự hợp tác của Tehran và Taliban vào tháng 5/2016 vào thời điểm một máy bay của Mỹ bỏ bom vào một chiếc xe đang di chuyển trên sa mạc tại tỉnh Baluchistan, phía Tây Nam Pakistan khiến người lái xe và một hành khách trong xe tử vong tại chỗ. Theo hộ chiếu, hành khách này tên là Wali Mohammad. Các quan chức Mỹ và Afghanistan cho biết, đây là người đứng đầu lực lượng Taliban tên thật là Mullah Akhtar Mansour.
Điều bí ẩn là hành khách này đang di chuyển khỏi Iran. Hộ chiếu xác nhận đây là chuyến đi thứ 2 của hành khách này đến nước láng giềng Hồi giáo IS trong năm đó.
Chất xúc tác cho mối quan hệ giữa người hồi giáo dòng Shiite của Iran và người Sunni của Taliban là kết quả của sự ra đời lực lượng nổi dậy tại Afghanisan. Đối với Iran, lực lượng Taliban không hề quá phiền phức bởi đây là đòn bẩy chống lại cuộc nổi dậy của lực lượng chống người Iran tại phía Đông.
Tổng thống Trump cần phải công nhận rằng, có nhiều thay đổi trong khu vực liên quan đến lợi ích và liên minh kể từ khi Mỹ tấn công vào Afghanistan sau vụ khủng bố ngày 11/9 ở New York và Washington. Vào năm 2001, chính Tehran đã giúp liên minh dẫn đầu là Mỹ chống lại lực lượng Taliban khi cho rằng, Taliban đã giết chết các nhà ngoại giao Iran.
Sự hỗ trợ quân sự và tình báo tại Iran và các quốc gia đồng minh Afghanistan vẫn là nhiệm vụ không thể thiếu của Mỹ tại khu vực này.
Tổng thống Trump đang tỏ ra nhiều bất bình đối với vấn đề của Iran hiện tại. Tuy nhiên, Washington chưa nhận ra rằng, họ không thể lờ đi các lo lắng an ninh quốc gia của Iran tại các nước láng giềng hoặc các lợi ích chiến lược của Nga tại Trung Á và Nam Á. Mỹ hiện không phải là người bạn thân thiết nhất của Moscow hay Tehran, tuy nhiên, Tổng thống Trump nên cân nhắc các biện pháp chẳng hạn như đưa Iran ra khỏi danh sách “hỗ trợ khủng bố” và xóa bỏ các lệnh trừng phạt cho Tehran và Moscow. Đổi lại, Mỹ có thể yêu cầu cả Nga và Iran rút khỏi việc hỗ trợ lực lượng chống Mỹ tại Afghanistan. Theo các nhà phân tích, các biện pháp này không dẫn tới kết thúc xung đột dai dẳng bên trong của Afghanistan nhưng có thể giảm căng thẳng và đủ để cho Tổng thống Trump định hình chiến lược mới của Washington tại khu vực này.
(Theo Reuters)