(Tổ Quốc) - Các nhà quan sát cho rằng, chưa tìm thấy điểm khác biệt trong chiến lược chống khủng bố IS của chính quyền Trump so với cựu Tổng thống Obama.
Ngoại trưởng Rex Tillerson đã có cuộc gặp các quan chức từ nhiều nước nhằm kêu gọi chung tay chống lại lực lượng khủng bố nhà nước Hồi giáo IS. Ông Tillerson nhấn mạnh, việc đánh bại IS là mục tiêu số một của Mỹ tại khu vực. Chính quyền Trump ý thức về chiến lược chống lại lực lượng khủng bố IS, tuy nhiên, chưa thấy điểm khác biệt trong chính sách giữa Tổng thống Trump và cựu Tổng thống Barack Obama. Các thay đổi cho thấy, ông Trump đang áp dụng công thức của Obama và bổ sung thêm linh hoạt.
“Công thức Obama+”
Ví dụ điển hình trong khuynh hướng “Obama+” của chính quyền Trump là nỗ lực để cắt giảm và giải phóng sân bay quân sự chiến lược ở thành phố Tabqa, gần tỉnh Raqqa khỏi sự kiểm soát của phiến quân IS.
Nhìn chung, các cố vấn Mỹ dường như để ý đến các cuộc tấn công của phiến quân chống lại các nhà lãnh đạo chiến binh thường hoạt động mạnh tại khu vực. Mỹ tăng cường 2500 lính từ sư đoàn không quân 82 tại Kuwait nhằm hỗ trợ hoạt động tại cả Syria và Iraq.
Theo các báo cáo, số lượng người dân tử vong cao không rõ nguyên nhân là do các cuộc tấn công sai mục tiêu hay bởi đây là giai đoạn cuối của trận chiến Mosul nên không thể tránh khỏi mất mát.
Theo các nhà quan sát, không có bất kỳ sự thay đổi nào gần đây về tiến trình xây dựng các giải pháp chống lại lực lượng khủng bố mặc dù có nhiều gợi ý.
Các nhà quan sát cho biết, vấn đề ủy quyền thông qua đối với các lệnh tấn công của Mỹ đều được gửi đến các sư đoàn quân đội triển khai.
Quân đội Mỹ cũng có nhiều liên quan đến các cuộc tấn cộng tại Iraq và Syria.Mỹ duy trì hỗ trợ trận chiến và hậu cần cùng với nhiều chương trình huấn luyện. Chiến lược “Obama+” dường như là một chủ ý muốn điều chỉnh hoặc thêm thắt trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo các chuyên gia, trận chiến cuối cùng cho Mosul ắt hẳn sẽ không vui vẻ gì. Nhiều khả năng, lực lượng khủng bố IS có thể phải chịu “đau” cùng với hậu quả lớn là sự sụp đổ của hai thành phố liên quan.
Chiến lược của chính quyền Trump có điểm gì mới? Liệu có phải chính quyền Trump đang muốn bổ sung và mở rộng chiến lược trước đó của cựu Tổng thống Obama?
Điều khác biệt cho thấy, chính quyền cựu Tổng thống Obama đã thất bại trong nỗ lực bình ổn cho Syria. Trong chính quyền Trump, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson lại luôn nhắc đến thuật ngữ “vùng ổn định tạm thời” (interim zones of stability), có lẽ là chỉ dành cho các khu vực biên giới giới gần Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Tuy nhiên, từ khi lính Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh của Syria chiếm đóng trong lãnh thổ Syria thì điều này có thể là vấn đề được quyết định bởi Ankara hơn là từ Washington.
Định hướng cho chiến lược của chính quyền Trump?
“Đánh bại ISIS và các nhóm khủng bố hồi giáo cực đoan khác sẽ là ưu tiên cao nhất của Mỹ", thông báo trong chính sách đối ngoại đầu tiên của Mỹ trong website Nhà Trắng hôm 20/1, ngay sau khi ông Trump nhậm chức. Thông báo đề cập đến lực lượng khủng bố nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Thông báo cho hay, để đánh bại và tiêu diệt các nhóm này, Mỹ sẽ theo đuổi các chiến dịch chung và liên minh quân sự nếu cần thiết. Ngoài ra, chính quyền của ông Trump sẽ làm việc với các đối tác quốc tế để cắt đứt nguồn tài trợ cho các nhóm khủng bố, mở rộng chia sẻ thông tin tình báo và tham gia chiến tranh mạng để ngăn chặn, vô hiệu hoá hoạt động tuyên truyền, tuyển mộ.
Các nhà phân tích cho rằng, tuyên bố này không thấy khác biệt của chính sách Trump với lãnh đạo tiền nhiệm Obama ra sao. Chính quyền Obama cũng theo đuổi các chiến lược được mô tả theo nghĩa rộng, như làm việc với các đồng minh châu Âu và Trung Đông trong chiến dịch không kích nhằm vào các chỉ huy IS và cơ sở sản xuất dầu, thông qua chiến dịch của đặc nhiệm Mỹ chống lại IS và dùng các lệnh trừng phạt và biện pháp khác để cắt nguồn tài chính.
Thêm vào đó, ông Trump cũng có kế hoạch tái xây dựng quân đội Mỹ và tăng cường lực lượng.
Những gì là thiếu sót dưới chính quyền ông Obama về chiến lược cho tương lai Syria và Iraq. Còn quá nhiều câu hỏi chưa thể trả lời hết: Liệu ai sẽ nắm giữ lãnh thổ sau khi giải phóng IS khỏi Syria?
Rõ ràng, cuộc chiến Syria không phải chỉ về phía quân đội mà cả là khía cạnh ngoại giao. Đây cũng là xuất phát từ ý thức hệ nhằm chống lại lực lượng khủng bố IS gây họa cho loài người. Các lệnh cấm nhập cư hay giải pháp an ninh của Mỹ cũng đã được điều chỉnh đối với các quốc gia Hồi giáo nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Và, xung đột toàn cầu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
“Đã đến lúc Mỹ cần nhìn nhận thẳng vào thực tế để đưa ra các giải pháp rõ ràng cho chiến dịch chống khủng bố toàn cầu”, các chuyên gia nhấn mạnh.
(Theo BBC)