(Tổ Quốc) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình vừa chỉ đạo các ban, ngành chức năng tập trung tuyên truyền về vai trò, vị trí và ý nghĩa của việc xây dựng chuẩn mực lối sống, phong cách văn hóa, con người Ninh Thuận đến từng cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị và trong các tầng lớp nhân dân.
- 14.12.2018 Bảo vệ, phát huy văn hóa dân gian các dân tộc không chỉ là trách nhiệm của từng cộng đồng
- 12.12.2018 Điện Biên: Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đạt nhiều kết quả tích cực
- 10.12.2018 Lâm Đồng: Hiệu quả trong công tác bảo tồn, bảo tàng và phát huy di sản văn hóa dân tộc
Bảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa địa phương. Ảnh minh họa (nguồn: Zing.vn)
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND Ninh Thuận cũng đề nghị các ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan, đơn vị và rà soát việc xây dựng hương ước, quy ước ở khu dân cư để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức và nhân dân về thực hiện các chuẩn mực văn hóa, đạo đức và phong cách, lối sống trong công việc và trong cuộc sống.
Chú trọng xây dựng gia đình văn hóa; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay; Xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện và thực tiễn của địa phương. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa.
Đồng thời, bảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa địa phương; Tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa hiện đại; Kiểm tra chặt chẽ các hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao theo đúng pháp luật; Tập trung đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và xem đây là tiền đề nhằm tạo động lực nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân ở khu dân cư, tạo ra được nhiều nơi vui chơi giải trí cho nhân dân, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở để nhân dân có điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần trong nhân dân.
Ngoài ra, chú trọng công tác biểu dương những tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc, những điển hình tiên tiến, những cách làm hay trong việc bảo tồn, xây dựng và phát triển văn hóa ở địa phương; Đồng thời mạnh dạn phê phán, đấu tranh loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu gây cản trở quá trình phát triển của các địa phương.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở nên diện mạo văn hóa, văn minh của tỉnh Ninh thuận có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Phong trào xây dựng thôn, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa chưa được quan tâm đúng mức; Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở còn hạn chế…