• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chủ quyền Cao nguyên Golan với Israel: Bác bỏ từ tứ phía, dồn lực chỉ trích của Nga

Thế giới 27/03/2019 16:36

(Tổ Quốc) - Việc Mỹ công nhận chủ quyền Cao nguyên Golan với Israel liên tục nhận được sự phản đối từ nhiều quốc gia.

Phản ứng liên tiếp từ các nước

Syria lên án quyết định của Mỹ về việc công nhận quyền kiểm soát Israel đối với Cao nguyên Golan. Đây là một động thái được cho là ảnh hưởng lớn đến căng thẳng Trung Đông.

Chủ quyền Cao nguyên Golan với Israel: Bác bỏ từ tứ phía, dồn lực chỉ trích của Nga - Ảnh 1.

Quân đội Israel đứng canh gác ở biên giới Quneitra giáp Cao nguyên Golan vào ngày 23/3. Ảnh:newsweek

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo về việc đảo ngược chính sách của Mỹ vào ngày 25/3, tuyên bố công nhận chủ quyền Cao nguyên Golan với Israel trong suốt cuộc họp báo với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Tổng thống Trump đã thuyết phục rằng Israel đã chiếm được Cao nguyên Golan sau cuộc chiến với Syria và các đồng minh Ả rập trong năm 1967 và nói rằng, quyết định công nhận việc sáp nhập 1981 của Israel nên diễn ra cách đây nhiều thập kỷ. Tổng thống Trump luôn bày tỏ sự ưu ái cho Israel và Thủ tướng Netanyahu trong bối cảnh cuộc bầu cử quan trọng,quyết định ông có tiếp tục nắm quyền Thủ tướng Israel hay không sắp diễn ra.

Syria liên tục lên án quyết định này. Hãng tin Ả rập Syria chính thức đã trích dẫn lời quan chức trong Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi phản ứng mạnh mẽ vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Syria.

Quan chức này cho biết, quyết định của Mỹ gợi ý sự ủng hộ mạnh mẽ với Israel khiến cho chính Israel trở thành kẻ thù chính của thế giới Ả rập và đại diện cho mức độ cao nhất của việc không tôn trọng luật pháp quốc tế.

Một ngày sau dòng tweet của Tổng thống Trump – đó là vào thời gian cho Mỹ để công nhận toàn bộ chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan đóng góp tầm quan trọng an ninh và chiến lược đối với Israel và ổn định khu vực.

"Bộ Ngoại giao Syria cũng cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đang vi phạm luật pháp quốc tế", Bộ Ngoại giao Syria lên tiếng đồng thời vẫn khẳng định Golan vẫn tiếp tục là của Syria và Ả rập.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng lên án động thái này và viết tweet: "Các nỗ lực của Mỹ nhằm giúp Israel chống lại luật pháp quốc tế sẽ chỉ dẫn đến bạo lực khu vực và khiến khu vực bị tổn thương nặng nề. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trợ giúp cho tính toàn vẹn lãnh thổ Syria".

Ankara là nước đi đầu trong nỗ lực hỗ trợ Chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tiếp tục hỗ trợ các nhóm nổi dậy ở phía bắc Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra chỉ trích với Israel cùng với lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn tại Syria. Ankara luôn xem lực lượng người Kurd giống như khủng bố đe dọa đến biên giới nước này.

"Lỗi lầm nghiêm trọng"

Trong một phỏng vấn trên đài Thổ Nhĩ Kỳ TGRT Haber và Beyaz TV, Tổng thống Erdogan mô tả quyết định của Tổng thống Trump giống như một món quà hời gửi đến Thủ tướng Netanyahu và là một lỗi lầm nghiêm trọng.

Trước đó, vào tháng 12/2017, Tổng thống Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ tới Israel vào năm ngoái.

Jordan cạnh biên giới Cao nguyên Golan cũng lên tiếng chỉ trích trước tuyên bố của Mỹ. Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cũng tuyên bố rằng Cao nguyên Golan đang nằm trong vùng đất của Syria và vẫn thực hiện theo quy định của nghị quyết quốc tế. Bộ Ngoại giao Jordan phản đối trước lập trường này.

Ai Cập cùng với Jordan là một trong số hai quốc gia Ả rập tiến hành ký kết các thỏa thuận hòa bình với Israel đồng thời khẳng định lập trường rằng Golan hiện vẫn nằm trong vùng đất của Ả rập theo nghị quyết tính hợp pháp quốc tế trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao vào ngày 22/3. Ai Cập và Syria là các siêu cường đứng đầu trong cuộc chiến đối phó với Israel những năm 1948, 1967 và 1973.

Bahrain và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có tín hiệu sẽ mở lại các đại sứ quán tại Syria.

Iran lên tiếng rằng, việc công nhận chủ quyền Israel với Cao nguyên Golan đi ngược lại hoàn toàn với luật pháp quốc tế. Ngoài thế giới Ả rập, các đồng minh của chính quyền Tổng thống Assad là Iran và Nga cũng lên tiếng phản đối với động thái của Tổng thống Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran - Bahram Qassemi đã cho rằng đây là quyết định bộc phát của Mỹ, cho rằng quyết định "ưu ái" dành cho Israel đang khiến cho mọi thứ trở nên căng thẳng leo thang tại Trung Đông theo diễn biến phức tạp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nói trên đài Nga rằng, điều đó có thể khiến cho leo thang căng thẳng Trung Đông trong thời gian tới, hãng Tass dẫn tin.

Trung Quốc kêu gọi các bên nên tôn trọng sự tồn tại của luật pháp theo Nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Pháp, Đức và Anh cũng bác bỏ các tuyên bố "được cho là ưu ái" của Tổng thống Trump dành cho Israel. Hai trong số các đồng minh thân cận nhất của Washington - Anh và Pháp - đã cùng với Bỉ, Đức và Ba Lan tuyên bố rằng lập trường của châu Âu không thay đổi và Cao nguyên Golan vẫn là lãnh thổ Syria do Israel chiếm đóng- điều theo đúng luật pháp quốc tế được ghi trong các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ