• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

CNN: Các lỗ hổng quân sự tiềm ẩn từ động thái rút quân Mỹ khỏi Đức

Thế giới 23/08/2020 16:33

(Tổ Quốc) - Theo CNN, giới nghiên cứu cho rằng, việc Mỹ rút quân khỏi Đức và luân chuyển quân lính đến các quốc gia khác ở Châu Âu cũng như kế hoạch đưa quân về nước đối mặt với nhiều lỗ hổng quân sự.

Theo CNN, khi các quan chức Mỹ và Ba Lan ký thỏa thuận hỗ trợ bổ sung quân lính Mỹ tham chiến ở Ba Lan thì Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Jacek Czaputowicz nói rằng động thái này sẽ đưa quân Mỹ đến nơi mà họ [Mỹ] muốn đến.

CNN: Các lỗ hổng quân sự tiềm ẩn từ động thái rút quân Mỹ khỏi Đức  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: CNN

"Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Ba Lan giúp tăng cường khả năng phòng thủ khi Ba Lan đang đến gần với xung đột tiềm năng", ông Czaputowicz nhấn mạnh trong cuộc họp chung với Ngoại trưởng Mike Pompeo.

"Điều quan trọng là Mỹ nên triển khai thêm quân ở Ba Lan mà không phải ở Đức. Năng lực chiến đấu của Mỹ sẽ đảm bảo cho chúng tôi [Ba Lan] đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào nếu quân đội triển khai đúng vị trí", nhà ngoại giao đứng đầu Ba Lan cho biết.

Việc tăng cường quân đội Mỹ cho Ba Lan là một phần trong kế hoạch của chính quyền Tổng thống Trump sau khi quyết định rút 12.000 quân binh Mỹ ra khỏi Đức vào tháng trước. Trong khi 1.000 quân binh trong số này sẽ tham gia cùng với 4.500 lính Mỹ hiện có ở Ba Lan thì số quân binh khác sẽ được huy động đến Bỉ hoặc Italy hoặc có thể trở lại Mỹ cũng như việc sẵn sàng gửi đến châu Âu hay các điểm nóng khác trên thế giới nếu có nhu cầu cao đối phó với các thách thức gia tăng.

Trong nhiều thập kỷ, quân binh Mỹ đã đóng quân ở Đức nằm ở cả hai bờ Đại Tây Dương được xem là nền tảng của tạo nên trật tự thời hậu Thế chiến II. Trong thời điểm căng thẳng đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã duy trì tới 400.000 quân ở châu Âu, phần lớn là ở Đức.

Theo hãng CNN, giống với trường hợp từng xảy ra trong các thập kỷ qua, lý do các căng thẳng đẩy lên đỉnh điểm vẫn là Nga và mối đe dọa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ông Czaputowicz gợi ý. Tuy nhiên, các quan chức tại Mỹ và các đồng minh NATO vẫn nói rằng, động thái điều động lại quân binh của Mỹ có thể tiếp tục mang lại lợi thế cho Moscow.

Thượng nghị sĩ Mỹ Mitt Romney vào tháng trước đã gọi kế hoạch này "được ví như một sai lầm nghiêm trọng" và là "một món quà cho chính nước Nga".

Trong khi đó, người đứng đầu Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Đức – ông Norbet Roettgen cũng viết trên twitter rằng: "Thay vì huy động tăng cường quân lính Mỹ cho NATO thì động thái này lại được xem như đang làm suy yếu cho liên minh".

Bằng cách nào "ảnh hưởng quân sự" có thể giảm đi?

Lần gần đây nhất là việc giảm quân binh Mỹ tại Đức diễn ra trong năm 2012. Hai năm sau đó, quân đội Nga đã tiến vào Crimea và Moscow đã sáp nhập Crimea ra khỏi lãnh thổ Ukraine làm gia tăng căng thẳng với NATO.

Các chuyên gia Mỹ và châu Âu nói trên CNN rằng, kế hoạch giảm quân binh Mỹ mới sẽ mang lại ít lợi ích trên bất kỳ chiến trường tiềm năng nào trong tương lai và chắc chắn sẽ làm gia tăng chi phí khổng lồ, ước tính lên tới hàng tỷ đô la.

Cụ thể, kế hoạch rút 11.900 quân binh Mỹ khỏi Đức của chính quyền Tổng thống Trump, trong đó sẽ triển khai khoảng 5.400 quân ở một số quốc gia châu Âu và số còn lại được gửi về Mỹ trong cùng thời điểm.

Đâu là vị trí phù hợp cho quân đội Mỹ?

Ông Nick Reynolds – một nhà phân tích nghiên cứu tại Viện dịch vụ Hoàng gia Liên hiệp Anh (RUSI) tại London nói rằng, ông không hề nhìn thấy kế hoạch này mang lại lợi ích.

"Việc di chuyển quân trên bộ đến Bỉ và Italy quá xa so với khu vực mà lực lượng này cần phải đến. Ngay cả khi họ đang ở trên phía Bắc Italy thì cuộc khủng hoảng cũng có thể xảy ra ở đông nam Châu Âu đồng thời việc di chuyển giữa các nơi tốn rất nhiều thời gian", ông Reynolds nói.

Trong một bài báo viết đầu năm nay trước khi Mỹ có động thái rút quân được thông báo, nhà nghiên cứu tại Viện chính sách Ngoại giao Đại học Johns Hopkins – lulia-Sabina Joja nói rằng, ba kịch bản liên quan đến xung đột ở Biển Đen có thể xảy ra, có thể là các bùng phát mới với Ukraine về vấn đề Crimea.

Việc Mỹ đưa quân lính trên bộ đến Italy sẽ phải vượt qua núi thuộc dãy Alps – điều này sẽ không cản trở việc di chuyển từ Đức.

Mặc dù Ba Lan ở gần Nga – là điểm nóng Biển Đen và các điểm nóng tiềm năng khác dọc biên giới với NATO ở Baltics nhưng việc triển khai quân lính Mỹ tới đây thực sự không cần thiết, ông Reynolds cho biết.

"Nếu quân binh mặt đất chuyển đến Ba Lan thì họ sẽ có thể đến nơi nhanh hơn mặc dù cũng đối mặt với rủi ro nếu xung đột xảy ra, ông Reynolds cho biết.

Ông Bastian Giegerich – Giám đốc phân tích quốc phòng và quân sự ở Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở London đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc luân chuyển quân từ Mỹ trở lại châu Âu.

"Bên cạnh chi phí tốn kém thì việc triển khai quân đội luân phiên sẽ phải đối mặt với mức độ tương tự về kiến thức địa lý cũng như mức độ phối hợp với quân đội quốc gia chủ quản", ông Giegeric cho biết.

Và trong khi việc triển khai luân phiên sẽ tạo cơ hội linh hoạt cho Lầu Năm Góc đối phó với các điểm nóng toàn thế giới thì cái giá phải trả cũng khá cao.

"Mức độ cân bằng tốt là khả năng đối phó với tình huống xảy ra trên toàn cầu cùng với nguồn dự trữ chiến lược ở Mỹ", ông nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ