• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cơ hội trong khủng hoảng Covid-19: Định vị thay đổi thói quen người châu Á với ẩm thực

Thế giới 20/04/2020 10:20

(Tổ Quốc) - Theo trang SCMP, châu Á đang thay đổi thói quen kinh doanh và thói quen tiêu dùng trong dịch bệnh Covid-19.

Trang SCMP trích dẫn, thói quen ăn uống bên ngoài cùng bạn bè và gia đình giờ chỉ là giấc mơ trong bối cảnh các quốc gia châu Á tiếp tục áp dụng biện pháp phong tỏa vì đại dịch Covid-19.

Cơ hội trong khủng hoảng Covid-19: Định vị thay đổi thói quen người châu Á với ẩm thực - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn:AFP

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ từ bỏ thói quen ẩm thực trước đó.

Giới quan sát cho rằng, thói quen ăn uống bên ngoài luôn kích thích mọi người ở Malaysia, Singapore và Thái Lan. Người dân tại các quốc gia châu Á này có lẽ đang chờ đợi việc nới lỏng các hạn chế để có thể phiêu lưu trong ẩm thực thoát khỏi nhiều tuần bị giam lỏng tại nhà vì đại dịch.

Theo trang SCMP, để vượt qua đại dịch, các sáng kiến giúp các nhà cung cấp thực phẩm giiar quyết khủng hoảng bao gồm việc đánh giá về mối quan hệ giữa thực phẩm và nhu cầu người dân.

Ở Singapore, Melvin Chew – một người bán đồ ăn vỉa hè đã chỉ ra mức độ thành công kinh doanh thông qua trang mạng xã hội Facebook. Với lượng theo dõi 230.000 người kể từ 3/4, ông Chew đã bán được rất nhiều hàng mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo SMCP, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã ban hành sắc lệnh phong tỏa một phần đất nước trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Lệnh cấm ăn uống tại quán cũng như tránh tụ tập đông người lại là nền tảng này giúp những người bán hàng rong có thể tạo ra "mặt trận" buôn bán và là cơ hội quảng cáo thực đơn của họ đến khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn hai hình thức hoặc mua mang về hoặc giao hàng đến tận tay.

Những người giao hàng cũng bận rộn hơn khi nhận nhiều đơn đặt hàng hơn trong mùa dịch Covid-19. Khách hàng có thể chọn lựa thanh toán chi phí rẻ so với các ứng dụng giao hàng thông qua GrabFood, Deliveroo và Foodpanda.

Cho đến hiện tại, người dân Singapore dường như đã thay đổi thói quen chuyển từ việc ăn uống tại các nhà hàng sang trọng sang thói quen đơn giản truyền thống là mua hàng trên khu phố từ các điểm bán rong.

"Tôi cho rằng điều này không hề xấu. Người Singapore vẫn muốn duy trì thói quen ăn uống thông qua việc mua hàng trên đường phố", ông Chew cho biết đồng thời nói rằng nếu không chuyển sang hình thức kinh doanh này thì doanh thu của anh đã giảm đến 80% vì dịch bệnh.

"Ăn uống tại cửa hàng là không thể. Cho dù giàu hay nghèo thì bạn vẫn phải mua thức ăn thường xuyên và tại các điểm bán hàng rong, bạn có thể mua bán thoải mái", ông Chew nói thêm.

Ông Benjamin Yang, một chiến lược gia về lợi nhuận thực phẩm và đồ uống cho biết, người bán hàng rong đang lựa chọn phương thức "số hoá" trên toàn thế giới nhằm phát triển doanh thu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế bao phủ toàn cầu vì Covid-19.

Và trang Facebook mà ông Chew lựa chọn chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Cơ hội trong khủng hoảng

Theo trang SCMP, cơ hội trong khủng hoảng không chỉ riêng Singapore có thể tìm thấy. Tại Thái Lan, ông Peangploy Jitpiyatham – ông chủ một khu nhà nghỉ cũng đã phải tìm cách xoay xở vượt qua đại dịch. Ông Peangploy Jitpiyatham đã chuyển đổi hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng giao hàng thực phẩm mới có tên gọi "Locall". Các khách hàng sử dụng nền tảng này có thể đặt hàng từ 30 nhà hàng.

"Ứng dụng cho phép người sử dụng đặt hàng từ các cơ sở khác nhau cùng một lúc. Chúng tôi muốn hỗ trợ cộng đồng và muốn giúp điểm đến nhỏ lẻ chịu nhiều rủi ro trong thời điểm này", ông Peangploy nói.

Ở các khu vực khác của Thái Lan cũng nhìn thấy chút ít cơ hội của các đơn vị thực phẩm trong bối cảnh các ngành công nghiệp của đất nước chịu nhiều sức ép.

Trong bối cảnh dịch bệnh, các chuyến bay cũng phải trì hoãn. Tiếp viên hàng không - Sasimon Chamnansarn cũng phải về nhà ở Udon Thani nghỉ chờ dịch.

Và Sasimon Chamnansarn cũng đã nghĩ tới việc thay đổi trong thời gian này.

"Nếu tôi trở lại làm việc tôi sẽ vẫn tiếp tục ngành nghề của mình. Trong thời điểm này, tôi vừa liên lạc với các nhà máy địa phương có thể giúp tôi sản xuất và đóng gói. Không có gì chắc chắn nhưng tôi phải thay đổi trong thời điểm này", Sasimon Chamnansarn nói.

Trong khi đó, ở Malaysia, một cuộc cách mạng thực phẩm đã diễn ra đó là nghề nấu bia – một bước ngoặt nhưng không liên quan đến buôn bán thực phẩm vỉa hè.

Trên truyền thông xã hội, nhiều người đăng tải hình ảnh giao hàng trong mùa dịch, trong đó các tài xế giao hàng sẽ mang đồ ăn đến các gia đình để tự nấu ăn tại nhà.

"Giao hàng đang trở thành xu hướng mới quen thuộc ở Malaysia", Firdaus cho biết.

Yudistra Darma Dorai, một luật sư ở Kuala Lumpur nói rằng thực phẩm đang trở thành "hình thức giao tiếp mới" trong thời điểm phong toả, dự kiến đến 28/4.

Ông Dorai nói rằng, bạn bè của ông đã quyết đi đưa mẹ về ở cùng trong thời điểm phong toả.

Hết dịch bệnh, mọi người có thể quay trở lại ăn uống bên ngoài nhưng sẽ có nhiều người sẽ vẫn ủng hộ nấu ăn tại nhà vì đã trở thành thói quen", Redzuawan Ismail, một đầu bếp cho biết.

"Nhiều người thay đổi thói quen ăn uống là chắc chắn. Họ sẽ cẩn trọng hơn khi ra ngoài. Nên chọn món gì? Và ngồi cạnh ai? Sẽ phải cần thời gian để lấy lại tự tin như trước kia khi ăn uống ở ngoài. Nhiều người sẵn sàng giải trí tại nhà, ăn cùng gia đình và điều này cảm thấy thoải mái hơn. Điều chắc chắn, hình thức giao hàng và gọi đồ mang đi sẽ trở nên phổ biến hơn", ông Ismail nhấn mạnh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ