• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Con đường hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc

Thế giới 30/12/2009 09:28

(Toquoc)-Thế kỷ 21, dân tộc Trung Hoa trở thành người mở đường cho văn hoá tiên tiến.

(Toquoc) - Trình độ hiện đại hoá đời sống văn hoá Trung Quốc hiện nay thuộc loại phát triển ban đầu của thế giới, sức cạnh tranh văn hoá thuộc cường quốc loại vừa trên thế giới.

Từ thế kỷ 18 trở về trước, dân tộc Trung Hoa là một trong những người sáng tạo văn hoá nông nghiệp; từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, dân tộc Trung Hoa là người học tập văn hoá công nghiệp; bước vào thế kỷ 21, dân tộc Trung Hoa không cố thủ văn hoá truyền thống cũng không mù quáng theo đuổi văn hoá ngoại lai mà sẽ trở thành người mở đường cho văn hoá tiên tiến. Thực hiện hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc là đòi hỏi chiến lược của chấn hưng văn hoá và chấn hưng dân tộc Trung Quốc.

Sự cất bước của hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc về đại thể chậm hơn hiện đại hoá văn hoá thế giới hơn một trăm năm. Giai đoạn lịch sử của hiện đại hoá thế giới về cơ bản thông nhất với giai đoạn lịch sử của hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc, có thể chia làm 3: giai đoạn cất bước (1840/60-1911); hiện đại hoá văn hoá cục bộ (1912-1949) và hiện đại hoá văn hoá toàn diện (1949 đến nay).

Trong hơn một trăm năm qua sự biến thiên văn hoá Trung Quốc chủ yếu là từ văn hoá nông nghiệp chuyển biến sang văn hoá công nghiệp, thuộc phạm trù hiện đại hoá văn hoá lần thứ nhất. Đến cuối thế kỷ 20, Trung Quốc ra sức thúc đẩy thông tin hoá và sinh thái hoá. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành hiện đại hoá văn hoá lần thứ nhất, nhưng đã bao gồm nội hàm hiện đại hoá văn hoá lần thứ hai, vào diện tồn tại cả hai lần hiện đại hoá văn hoá.

Năm 2005, trong số 131 quốc gia, chỉ số hiện đại hoá đời sống văn hoá của Trung Quốc xếp thứ 57, chỉ số phát triển nhân loại xếp thứ 56, đều thuộc loại quốc gia phát triển bước đầu, chỉ số sức cạnh tranh văn hoá xếp thứ 24, thuộc loại cường quốc loại vừa, chỉ số sức ảnh hưởng văn hoá xếp thứ 7, thuộc loại cường quốc trên thế giới.

Con đường hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc trong thế kỷ 21 có thể sử dụng bố cục chiến lược “một chủ hai cánh”, tức lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá làm chủ thể, lấy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá làm hai cánh, trong đó bao gồm nội dung ba mặt: thực thi “chương trình tố chất văn hoá toàn dân”, nâng cao phẩm chất đời sống văn hoá; thực thi “chiến lược chấn hưng văn hóa Trung Quốc”, nâng cao sức cạnh tranh văn hoá; thực thi “công trình tinh tuý văn minh Trung Hoa”, nâng cao sức ảnh hưởng văn hoá.

Xét về mục tiêu chiến lược, đến trước năm 2050 cần cơ bản thực hiện hiện đại hoá văn hoá, trình độ hiện đại hoá đời sống văn hoá đạt trình độ phát triển loại trung thế giới thời điểm đó, chỉ số hiện đại hoá đời sống văn hoá bước vào hàng ngũ 40 nước hàng đầu trên thế giới, sức cạnh tranh văn hoá đứng vào hàng ngũ cường quốc thế giới. Trước năm 2100, hoàn thành toàn diện hiện đại hoá văn hoá, hiện đại hoá đời sống văn hoá đạt trình độ tiên tiến thế giới, chỉ số hiện đại hoá đời sống văn hoá bước vào hàng ngũ 20 nước đứng đầu thế giới, sức cạnh tranh văn hoá đứng hàng đầu thế giới.

Như vậy là trình độ hiện đại hoá đời sống văn hoá Trung Quốc cần phải lên hai nấc thang, từ trình độ phát triển nhóm “bước đầu” lên trình độ phát triển loại trung, sau đó lên nấc hàng đầu thế giới. Sức cạnh tranh văn hoá Trung Quốc cũng phải lên hai nấc thang, từ cường quốc loại vừa lên cường quốc thế giới, sau đó lên hàng đầu thế giới.

Tiến trình hiện đại hoá đời sống văn hoá cần sự phát triển của ba mặt: sản xuất văn hoá (cung cấp nội dung cho đời sống văn hoá); cơ sở hạ tầng văn hoá (cung cấp công cụ cho đời sống văn hoá), và tiêu dùng văn hoá (trực tiếp phản ánh trình độ đời sống văn hoá). Sức cạnh tranh văn hoá cũng phải đặt trọng điểm vào 3 mặt: tài nguyên văn hoá (là cơ sở), ngành sản xuất văn hoá (là chủ thể hành vi) và mậu dịch văn hoá (phản ánh sức cạnh tranh trên thị trường văn hoá).

Từ độ cao của biện pháp chiến lược thấy, hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc có thể lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá, nội dung văn hoá, chế độ văn hoá và quan niệm văn hoá làm trọng điểm, trong đó hiện đại hoá đời sống văn hoá là then chốt. Đồng thời thúc đẩy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá.

Xây dựng hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc là một công trình hệ thống phức tạp, không phải có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, nhưng tin chắc rằng những mục tiêu trên sẽ được thực hiện./.

Dương Quốc Anh (Theo Tạp chí Liêu Vọng)

NỔI BẬT TRANG CHỦ