• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Còng” kinh tế: Lý do khiến Mỹ chưa thể đủ sức “nắm thóp” Iran?

Kinh tế 11/10/2018 21:42

(Tổ Quốc) - Mỹ cần thiết giữ châu Âu trong cùng chuyến tàu nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong chính sách mới của Washington.

Mỹ hay Iran đang cảm thấy áp lực nhất hiện tại?

Các chỉ trích của Tổng thống Trump nhằm vào Iran đã gây nhiều căng thẳng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, New York. Việc kết hợp các chỉ trích của Tổng thống Trump liên tục nhằm vào Iran và Tehran cũng đáp trả liên tục sau hàng loạt các căng thẳng.

“Còng” kinh tế: Lý do khiến Mỹ chưa thể đủ sức “nắm thóp” Iran? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, mặc dù Tổng thống Trump muốn rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng lại muốn Tehran ngồi vào đàm phán với Washington. Giống với chính sách với Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump muốn tiếp tục gây sức ép tối đa với Iran cho đến khi nước này buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.

Đây là chiến lược đơn giản nhưng không phải không đối mặt với rủi ro lớn. Điều rõ ràng nhất là, thay vì các động thái tạo căng thẳng đáp trả lại Mỹ thì Iran lại gia tăng leo thang bằng việc tăng cường các hoạt động hạt nhân và chính điều này tạo nên khủng hoảng đối với Washington.

Tehran có thể tính toán rằng, Mỹ sẽ phải tự cảm thấy áp lực xung quanh động thái của nó và bắt buộc phải trở lại điểm xuất phát.

Theo giới quan sát, có lẽ điều đáng lo lắng là việc Tehran sẽ tìm cách nắm giữ "quân cờ", tìm cách chịu đựng một thời gian còn hơn là thương lượng với Washington để giảm đi áp lực kinh tế đang đè bẹp họ.

Quyết định của Tổng thống Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã tạo nên rạn nứt sâu giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu

Giới quan sát cho biets, nếu chính quyền Tổng thống Trump muốn gây sức ép tối đa vào Iran thì chính Washington có thể phải thất vọng với các động thái từ phía Tehran. Chính sách của Mỹ đang đẩy khoảng cách giữa Washing và các đồng minh như Pháp, Đức và Anh đi xa hơn.

Đi ngược lại, bất chấp việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, các đồng minh tại châu Âu vẫn muốn duy trì thỏa thuận này với Iran bởi không một quốc gia nào muốn nhìn thấy Iran tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.

"Bắc cầu" châu Âu cho quá trình đàm phán giữa Mỹ và Iran

Các nhà ngoại giao châu Âu cấp cao cho biết, các quốc gia nằm trong thỏa thuận hạt nhân vẫn lên tiếng yêu cầu Tehran phải giữ bình tĩnh và chờ đợi hết nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Ông Trump sẽ không thể tái đắc cử.

Tất nhiên, điều này có thể là suy nghĩ mơ hồ. Các chính sách khác nhau đối với Iran đang dẫn đến các căng thẳng sâu sắc giữa liên minh châu Âu và chính quyền Tổng thống Trump.

Các quốc gia đứng đầu châu Âu đang cố gắng duy trì thỏa thuận hạt nhân và tìm cách đối phó với các trừng phạt ảnh hưởng từ Mỹ. Đi theo hướng như vậy, các quốc gia châu Âu cố gắng tìm cách để tránh Mỹ và Israel lấy cớ gây chiến tranh – đây là điều nhiều lo lắng.

Một số nhà quan sát cho rằng, việc chỉ trích các biện pháp trừng phạt đơn phương từ Mỹ được xem là một sai lầm. Mỹ và các đồng minh vẫn đang hợp lực lấy lại các lợi ích chiến lược từ Iran.

Sự linh hoạt trong các trừng phạt có thể giúp các siêu cường châu Âu can thiệp vào các hoạt động hạt nhân của Tehran và tạo cho họ cơ hội đánh lừa Iran trở lại bàn đàm phán với Mỹ.

Tuy nhiên, một mặt trận ngoại giao chung giữa Mỹ và châu Âu chưa thể đủ sức. Đối mặt với sức ép kinh tế, Iran có thể phản ứng trên thực địa ở các khu vực nơi có nhiều đồng minh. Điều đó sẽ khiến phương Tây cảm thấy mệt mỏi ở Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống Donald Trump sẽ có phản ứng như thế nào đối với sức mạnh hạt nhân của Iran khi nước này vẫn tiếp tục thực hiện tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân.

Đối phó với Iran trong khu vực thực sự không cần thiết và không nên là một hành động quân sự.

Vào tháng trước, cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton đã chỉ trích liên minh châu Âu giống như "chỉ tài hùng biện nhưng hành động kém cỏi".

"Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép các trừng phạt của Mỹ bị hạn chế bởi châu Âu và các quốc gia khác", ông Bolton nói thêm.

"Quyết định của Tổng thống Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã tạo nên rạn nứt sâu giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu", ông Volker Perthes, Giám đốc Viện các vấn đề An ninh và Quốc tế tại Berlin cho biết.

Sự vi phạm gia tăng chính sách ngoại giao của Mỹ về các vấn đề giống như Iran không chỉ khuyến khích các đồng minh ít nhiều ảnh hưởng mà còn giảm đi năng lực đứng đầu của Washington trong trật tự thế giới.

Ở khoảnh khắc này, chính quyền Tổng thống Trump liên tục muốn cô lập Iran. Tuy nhiên, trong thực tế, mối quan tâm về chính sách Iran liên tục là điều căng thẳng cho chính quyền Mỹ và các đồng minh, đặc biệt khi nhắc đến các vấn đề khu vực như Syria và Yemen.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu Tổng thống Trump có thể không bao giờ có khoảnh khắc trên truyền hình và gặp gỡ nhà lãnh đạo Iran. Tuy nhiên, nếu Mỹ có thể tìm cách khác mà không phải là cô lập Tehran thì có thể Iran sẽ đổi ý và ngồi vào bàn đàm phán bất kỳ lúc nào./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ