Trong các vấn đề chia rẽ giữa châu Âu và chính quyền Tổng thống Trump, Iran đang trở thành "mũi nhọn" cùng với các quốc gia châu Âu đối phó với chính sách của Mỹ.
Kể từ đầu năm nay, vào thời điểm Mỹ quyết định ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng là thời điểm chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục tăng cường các trừng phạt vào Tehran.
Căng thẳng Mỹ - Iran. Ảnh: CNN
Các quốc gia đứng đầu châu Âu đang cố gắng duy trì thỏa thuận hạt nhân và tìm cách đối phó với các trừng phạt ảnh hưởng từ Mỹ. Đi theo hướng như vậy, các quốc gia châu Âu cố gắng tìm cách để tránh Mỹ và Israel lấy cớ gây chiến tranh – đây là điều nhiều lo lắng.
Các nhà ngoại giao châu Âu cấp cao cho biết, các quốc gia nằm trong thỏa thuận hạt nhân vẫn lên tiếng yêu cầu Tehran phải giữ bình tĩnh và chờ đợi hết nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Ông Trump sẽ không thể tái đắc cử.
Tất nhiên, điều này có thể là suy nghĩ mơ hồ. Các chính sách khác nhau đối với Iran đang dẫn đến các căng thẳng sâu sắc giữa liên minh châu Âu và chính quyền Tổng thống Trump.
Vào tháng trước, cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton đã chỉ trích liên minh châu Âu giống như "chỉ tài hùng biện nhưng hành động kém cỏi".
"Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép các trừng phạt của Mỹ bị hạn chế bởi châu Âu và các quốc gia khác", ông Bolton nói thêm.
"Quyết định của Tổng thống Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã tạo nên rạn nứt sâu giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu", ông Volker Perthes, Giám đốc Viện các vấn đề An ninh và Quốc tế tại Berlin cho biết.
"Châu Âu và Mỹ không chỉ đơn giản là tiếp cận khác biệt so với Iran mà đang tính đến chính sách mang lại lợi ích chiến lược quan trọng cho cả hai bên", ông Volker Perthes nói thêm.
Tranh cãi về thỏa thuận hạt nhân Iran chỉ là đòn bẩy giúp châu Âu "tự chủ chiến lược" từ Mỹ, giới quan sát nhận định.
Các trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran gần đây sẽ là giai đoạn khó khăn nhất khi đánh thẳng vào ngành công nghiệp dầu và ngân hàng trung ương của nước này.