(Tổ Quốc) - Tối 15/10/2018, tọa đàm "Cùng nhìn lại điện ảnh Việt Nam qua 101 bộ phim Việt Nam hay nhất" sẽ được tổ chức tại Toong Co-Working Space, số 8 Tràng Thi, Hà Nội
- 19.07.2018 Cơ hội quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hàn Quốc
- 19.06.2018 Dự án phim ngắn CJ ‘chắp cánh’ tài năng điện ảnh Việt Nam
- 20.03.2018 Điện ảnh Việt Nam đang đối mặt với những thách thức gì?
- 15.03.2018 Inforgraphic: Những mốc son rực rỡ của điện ảnh Việt Nam
- 14.03.2018 Xây dựng công nghiệp văn hoá: Bước tiến của công nghiệp điện ảnh Việt Nam
Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng Toong Co-working Space tổ chức. Buổi tọa đàm là cơ hội để độc giả gặp gỡ và trò chuyện với nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam cũng như xem lại các trích đoạn phim kinh điển và hiện đại tiêu biểu.
Những bộ phim Việt Nam đặc sắc nhất giai đoạn 1953-2018 được nhắc đến trong cuốn sách "101 bộ phim việt nam hay nhất"
Những bộ phim Việt Nam đặc sắc nhất (giai đoạn 1953 – 2018) – phần lớn được nhắc tên trong cuốn sách này – là những giá trị tinh thần, những cái đẹp mà một số người Việt, bất chấp những khó khăn và câu thúc của hoàn cảnh khách quan, đã có thể làm ra, với toàn bộ tâm huyết và lòng dũng cảm.
101 bộ phim Việt Nam hay nhất là dự án điện ảnh tâm huyết của nhà báo Lê Hồng Lâm sau hơn 20 năm theo dõi và viết về điện ảnh và dành 3 năm cho dự án đặc biệt này. Cuốn sách đặc biệt tuyển chọn 101 bộ phim đáng xem nhất của điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 2018. Có thể ví 101 bộ phim này như một bức hình toàn cảnh mà ở đó, ta không chỉ thấy được những bộ phim điện ảnh tiêu biểu trong suốt bảy thập niên qua, mà còn thấy được chân dung của con người Việt Nam hiện đại.
Cuốn sách như một biên niên sử Việt Nam bằng điện ảnh
Cuốn sách như một "biên niên sử" Việt Nam bằng điện ảnh, mà qua đó, ta thấy được những biến động và bình lặng, những chia cắt và hòa hợp, vết thương và hàn gắn, khổ đau và hạnh phúc, tan vỡ và hồi sinh, nước mắt và nụ cười, ra đi và trở về... của người Việt Nam trong gần một thế kỷ qua và những năm gần đây. Ở đó, ta thấy được chân dung của những người phụ nữ, những người đàn ông, những đứa trẻ Việt Nam với ánh mắt sầu muộn và xa xăm, nhưng vẫn ánh lên niềm hy vọng. Giống như triết lý của đạo diễn Tony Bùi trong bộ phim Ba mùa: "Mùa hy vọng phải chăng mới thực sự là mùa chính ở Việt Nam?"
Hiểu và yêu phim Việt cũng giống như hiểu và yêu một người không phải vì người đó vốn dĩ đã hoàn hảo, mà vì người đó đã nỗ lực đạt gần tới chỗ hoàn hảo trong khả năng có thể, và mang tiềm năng cho sự hoàn hảo trong tương lai.
Lê Hồng Lâm sinh ngày 11/6/1977, tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã có năm năm làm phóng viên, biên tập viên Văn nghệ của Tuần báo Sinh viên Việt Nam và mười hai năm làm thư ký tòa soạn của tạp chí Thể thao Văn hóa & Đàn ông. Các tác phẩm tiêu biểu của Lê Hồng Lâm gồm: Xem chữ đọc hình (Phỏng vấn và bình luận điện ảnh) (2005); Chơi cùng cấu trúc (Phê bình điện ảnh - chủ biên) (2009); Cánh chim trong gió (Tản mạn về điện ảnh) (2016); Sự lưỡng nan của tình thế làm người (Phê bình và tiểu luận điện ảnh) (2018); 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (Tuyển chọn và phê bình điện ảnh) (2018)./.