(Tổ Quốc) - Quân đội Iran đang ngày càng trở nên phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh Washington bày tỏ nhiều lo ngại gia tăng.
Sức mạnh Iran trỗi dậy
Vào giữa tháng Một và đầu tháng Hai, Iran đã phóng hai vệ tinh giám sát môi trường. Hai vệ tinh bao gồm Payam và Doosti lên quỹ đạo Trái đất. Payam nghĩa là "Thông điệp" trong tiếng Ba Tư cổ, trong khi Doosti nghĩa là "Hữu nghị". Hiện chưa rõ vụ phóng thất bại vệ tinh Payam sẽ ảnh hưởng thế nào đến thời điểm phóng vệ tinh Doosti.
Ảnh minh họa.AFP/Getty Images
Iran thường xuyên phô trương các thành tựu vũ trụ nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Quốc gia này hiện phải đối mặt với áp lực gia tăng từ phía Mỹ dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phía Mỹ cho rằng kế hoạch phóng vệ tinh của Tehran đang vi phạm Nghị quyết của Liên Hợp quốc trong bối cảnh cảnh báo Tehran không được phép tiến hành các hoạt động liên quan đến tên lửa đạn đạo có thể gắn vũ khí hạt nhân. Phía Tehran khẳng định hai vụ phóng vệ tinh không hề vi phạm nghị quyết trên.
Trong một dòng tweet vào ngày 3/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra cảnh báo rằng: "Vụ phóng sẽ phát triển chương trình tên lửa của Iran. Mỹ, Pháp, Anh và Đức cũng cho rằng vụ phóng đang vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an liên Hợp Quốc (2231). Điều này vi phạm an ninh quốc tế".
Tuy nhiên, chương trình không gian của Iran đang vượt qua các thách thức về tên lửa đạn đạo liên lục địa. Sự hiện diện gia tăng của Iran trong không gian đang thúc đẩy năng lực của nước này ở các lĩnh vực không gian mạng.
Chương trình không gian của Iran liên quan đến phát triển tên lửa bắt đầu vào cuối những năm 1980 có sự hỗ trợ của Triều Tiên, Trung Quốc, Libya và Liên Xô.
Vào năm 2013, Iran đã khánh thành trung tâm giám sát vũ trụ - bước đầu cải thiện năng lực trong không gian.
Các thành công của Iran tập trung vào quỹ đạo trái đất thấp. Cùng với chương trình hạt nhân, Tehran cho rằng chỉ thực hiện các mục tiêu hòa bình cho chương trình không gian. Tuy nhiên, Tehran rất ít khi đưa ra thách thức về chương trình không gian ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu. Tehran cũng bác bỏ các cáo buộc cho rằng đang nỗ lực vũ khí hóa không gian.
Cuộc chạy đua không gian giữa các siêu cường
Trong khi đó, Tehran liên tục bày tỏ sẵn sàng đối phó với các đe dọa từ các quốc gia khác. Vào tháng 6/2018, Tổng thống Trump đã chỉ đạo Lầu Năm Góc thành lập "lực lượng không gian", tách khỏi Không quân Mỹ được xem là đơn vị thứ 6 của quân đội Mỹ nhằm thống trị không gian. Nga và Trung Quốc đã phản đối phản ứng này của Mỹ và thúc đẩy đảm bảo hòa bình trong sạch cho không gian. Tuy nhiên, trong khi không có bất kỳ cuộc chiến tranh không gian nào xảy ra thì cuộc chạy đua vũ khí âm thầm giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục. Cùng với đó, Nga cũng không ngừng nhập cuộc.
Trở lại vào năm 2007, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh. Trung Quốc đã triển khai các hoạt động vệ tinh tinh vi hơn và có thể đang thử nghiệm các công nghệ lưỡng dụng để có thể ứng dụng vào các nhiệm vụ quan trọng trong không gian. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo rằng cả Trung Quốc và Nga đang phát minh các loại vũ khí có khả năng tấn công các vệ tinh của Mỹ và các tài sản không gian mà có thể đưa từ không gian vào mặt trận. Các vấn đề thách thức an ninh đang là bài toán khó nhằm thúc đẩy các quốc gia tăng cường phát triển vũ khí không gian đối phó với các thách thức mới.
Ngoài việc nghiên cứu và khả năng phát triển các thiết bị gây nhiễu vệ tinh và vũ khí năng lượng định hướng, Trung Quốc có thể đã đạt được tiến bộ trong lĩnh vực vũ khí động năng, bao gồm cả hệ thống tên lửa chống vệ tinh đã được thử nghiệm hồi tháng 7/2014.
Iran cũng từng bước chậm chạp nhưng khá ổn định trong việc cải thiện năng lực liên quan đến tình báo, giám sát và hệ thống cảnh báo sớm nhằm thúc đẩy khả năng đối phó và can thiệp sớm trước bất kỳ mối đe dọa nào.
Dựa vào lệnh cấm vũ khí hạt nhân năm 1967 của Liên Hợp Quốc ở ngoài vũ trụ mà Iran đã ký nhưng chưa được phê chuẩn, Iran có thể có khả năng kết hợp tham vọng hạt nhân của mình với tham vọng ngoài vũ trụ. Tương tự như vậy, vũ khí hạt nhân do Iran kích nổ từ không gian có thể được sử dụng để tạo ra xung điện từ vô hiệu hóa các hệ thống điện và điện tử trong quỹ đạo.
Hiện tại, giống với Trung Quốc và Nga, Iran đang triển khai và sở hữu sức mạnh khai thác vũ khí không gian tối tân.
Đánh giá gần đây của Mỹ cho biết, Iran đang sử dụng chương trình không gian của mình để che giấu sự phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Mỹ luôn cho rằng đây là mối đe dọa. Cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia trên không gian vũ trụ đang diễn ra quyết liệt. Cạnh tranh không gian là chiến lược chủ chốt nâng tầm quan trọng đối với Iran, đặc biệt được xem là một phương thức nhằm đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào có thể xảy ra.