• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cuộc đua lặp lại “phiên bản” Pakistan: Thổ Nhĩ Kỳ đang “dọa” Mỹ?

Thế giới 05/03/2018 16:01

(Tổ Quốc) - Nhiều chuyên gia cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang lặp lại một Pakistan tại Syria và đây có thể là mối đe dọa đến Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ: Bản sao của Pakistan?

Các động thái của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây đang giảm bớt đi uy tín đối với phương Tây.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Bloomberg

Ông Erdogan đã liên tục dập tắt các cuộc biểu tình trong và ngoài nước, thách thức các binh sỹ Mỹ và cả lực lượng người Kurds tại biên giới. Chưa dừng lại ở đó, ông Erdogan dường như còn muốn đi xa hơn nữa.

Trong một cuộc mít tinh lớn tại Kahramanmaras, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa một bé gái 6 tuổi đứng run rẩy trên sân khấu và mặc trang phục quân đội. Ông Erdogan nói với cô bé này rằng, cô bé sẽ được vinh danh nếu hi sinh vì nghĩa vụ quân sự.

Theo các nhà quan sát, Thổ Nhĩ Kỳ đang giống với một Pakistan. Đây là một quốc gia liên tục có sự khiêu khích đối với Mỹ và ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích phương Tây.

Tất nhiên không phải là đa số. Vẫn còn một số lượng lớn người Thổ Nhĩ kỳ muốn tham gia liên minh châu Âu. Tuy nhiên, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mạnh hơn hẳn Pakistan và các ngân hàng của nó cũng đáng tin hơn.  Thực tế, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (cho đến một cuộc cải cách gần đây của ông Erdogan) là lực lượng muốn làm suy yếu chính quyền lãnh đạo được bầu ra thông qua các cuộc đảo chính nhằm bảo vệ truyền thống thế tục của người sáng lập Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, ông Kemal Ataturk.

Cựu đại sứ Husain Haqqan Pakistan tại Washington nói: “Điều đó cho thấy, ông Erdogan đang đi theo mô hình Pakistan trong định hướng nhiều lo ngại”.

Trong khi đó, ông Haqqani, một cựu nhà báo hiện ở vị trí đặc biệt có thể đưa ra đánh giá xu hướng này, bởi vì ông đã từng viết về lịch sử của quân đội Pakistan chấp nhận chủ nghĩa Hồi giáo.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Husain Haqqan cho biết, định hướng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhằm gợi nhớ lại nhà độc tài quân sự Pakistan từ những năm 1978 đến năm 1988 có tên là Zia ul-Haq. Giống như Zia, ông Erdogan đã tiến hành cải cách xã hội và pháp luật, thúc đẩy xã hội theo đạo Hồi. Chẳng hạn như, vào tháng 1, ông Erdogan đã lập kế hoạch mới quyên góp quỹ chính phủ vào các trường học Hồi giáo.

“Ông Erdogan đã dùng công thức Pakistan trộn lẫn giữa chủ nghĩa dân tộc cực đoan với tôn giáo. Ông Zia đã thông qua Luật Hồi giáo trong Nghị định, sửa đổi hiến pháp và định hướng theo Hồi giáo hóa. Chính Tổng thống Erdogan đang làm như vậy với Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Haqqani nói thêm.

"Điểm trùng" nội chiến Syria

Điểm giống với Pakistan rõ ràng nhất là cách tiếp cận của Ankara trong cuộc chiến Syria. Vào tháng 1, ông Erdogan đã phát động cuộc tấn công mới với lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn. Mặc dù người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cố gắng đối phó với chính quyền Damascus  nhưng Ankara vẫn tiếp tục phối hợp với chính kẻ thù trong cuộc chiến Syria trong những tuần đầu tiên.

Đây là phiên bản có phần ít nguy hiểm hơn so với cách tiếp cận của Pakistan trong cuộc chiến Afghanistan. Quân đội và các cơ quan tình báo Pakistan đã chấp nhận và khuyến khích nhóm Haqqani trở thành một phần của lực lượng Taliban và các nhóm khủng bố khác tại Afghanistan nhằm tấn công vào lực lượng Mỹ và chính quyền được bầu cử tại Kabul. Ở một thời điểm, người Pakistan liên tục là đồng minh quan trọng của Mỹ liên quan đến cuộc nổi dậy của Hồi giáo chống lại Liên xô tại Afghanistan và đối phó với al Qaeda từ năm 2001.

Tất nhiên, vào thời điểm Mỹ truy lùng  Osama bin Laden, tình báo Mỹ đã tìm thấy thủ lĩnh này ở một thị trấn Abbottabad của Pakistan.

Thêm vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa hoàn toàn giống như một Pakistan thực sự. Tuy nhiên, con đường mà ông Erdogan lựa chọn gần giống vậy. Năm đầu tiên trong nội chiến Syria sau năm 2011, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã thấy bóng dáng của Hồi giáo IS. Và đến thời điểm hiện tại, Ankara vẫn duy trì khu định cư cho Hamas – nhóm khủng bố chạy dọc Gaza từ năm 2007.

Cựu đại sứ Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ Eric Edelman nói trong tuần này: “Thổ Nhĩ Kỳ không phải là Pakistan hiện tại. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục kịch bản mà ông Erdogan vạch ra thì tương lai cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giống như Pakistan”.

Trong thời điểm hiện tại, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan dường như đang có quan hệ thân thiết hơn.

Mối đe dọa đến Mỹ

Đây là một thách thức lớn ngày nay đối với Washington. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chưa thể ngăn chặn được tín hiệu này từ Ankara. Chuyến thăm cấp cao gần đây nhất của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson là một ví dụ. Ông Tillerson cho rằng, chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin và đang gây nhiều trở ngại nghiêm trọng đối với Mỹ. Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đến Ankara hôm 16/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Mỹ gây áp lực để Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) rút khỏi Manbij ngay lập tức. Đáp lại, ông Tillerson khẳng định Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hiện diện ở Manbij "để đảm bảo thị trấn vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của các đối tác". Theo các nhà phân tích, đây được coi là "gáo nước lạnh" dội vào Thổ Nhĩ Kỳ, bởi đối tác của Mỹ ở Manbij chính là Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), với nòng cốt là dân quân YPG vốn bị Ankara coi là khủng bố.

Sau hơn một tháng phát động chiến dịch "Cành Oliu" nhằm tấn công khu vực Afrin do Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) kiểm soát ở tây bắc Syria, cuộc phiêu lưu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp bế tắc nghiêm trọng khi phải đối mặt với những động thái can thiệp của Nga và Mỹ, cũng như hàng loạt thiệt hại nặng nề trên chiến trường, theo Al-Monitor.

Nhà phân tích Fehim Tastekin nhận định Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhanh chóng kết thúc chiến dịch ở Afrin và tiến về thành phố Manbij. Sau đó, quân đội nước này sẽ băng qua phía đông sông Eupharates, giáng đòn quyết định vào "chế độ tự trị dân chủ" của người Kurd ở Ras al-Ain và Tell Abyad.

 Các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng, ông Erdogan không thể tiếp tục duy trì quan hệ Mỹ nếu vượt qua ranh giới với Washington. Điểm khởi đầu tốt nhất là ông Erdogan phải chấm dứt ngay các đe dọa đối với binh lính Mỹ tại Syria.

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ