• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Đa diện” quyền lực Trung Quốc quy mô toàn cầu

Thế giới 26/10/2017 16:16

(Tổ Quốc) - Được bao quanh bởi những vách đá, sa mạc, và biển Ả Rập, thị trấn Gwadar của Pakistan đã từng là một vùng đất bị lãng quên.

Nhưng giờ đây, là một tâm điểm trong Chiến lược “Nhất đới, nhất lộ” của Trung Quốc, Gwadar đã có nhiều thay đổi. Thị trấn này đang trải qua một cơn bão xây dựng: một hải cảng container hoàn toàn mới, các khách sạn mới, đường cao tốc 1.800 dặm và đường sắt tốc độ cao kết nối với các tỉnh miền Tây của Trung Quốc. Trung Quốc và Pakistan mong muốn biến Gwadar thành một Dubai mới, đưa nơi này trở thành một thành phố với 2 triệu người.

Cảng Gwadar của Pakistan đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. (Nguồn: Reuters)

Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành đế chế thương mại mở rộng nhất thế giới. Sau chiến tranh thế giới II, Kế hoạch Marshall đã cung cấp tương đương 800 tỷ USD cho các quỹ tái thiết châu Âu (nếu tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP ngày nay). Nhờ vào đó, trong nhiều thập niên sau chiến tranh, Hoa Kỳ luôn là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới và là nhà cho vay song phương lớn nhất cho nhiều nước khác.

Hiện tại đến lượt Trung Quốc. Quy mô và phạm vi của sáng kiến “Nhất đới nhất lộ” là đáng kinh ngạc. Con số ước tính luôn thay đổi, nhưng hơn 300 tỷ USD đã được chi tiêu, và Trung Quốc có kế hoạch chi thêm 1 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tiếp theo.

Theo CIA, 92 quốc gia đã coi Trung Quốc là nước xuất khẩu hay đối tác nhập khẩu lớn nhất vào năm 2015, cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ ở mức 57 nước.

Điều đáng kinh ngạc nhất là tốc độ mà Trung Quốc đạt được. Trong khi quốc gia này là nước vay nhiều nhất thế giới từ Ngân hàng Thế giới WB và Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB trong những năm 1980 và 90, trong những năm gần đây, riêng Trung Quốc đã cho vay tới nhiều nước đang phát triển hơn cả WB.

Quân bài đa dụng “Nhất đới, nhất lộ”

Không giống như Hoa Kỳ và Châu Âu, Trung Quốc sử dụng viện trợ, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài để tỏ sự thiện chí, mở rộng sự ủng hộ chính trị và đảm bảo nguồn tài nguyên cần thiết để phát triển. Nhất đới nhất lộ là ví dụ điển hình nhất về điều này. Đây là một sáng kiến tổng thể về các dự án cơ sở hạ tầng trong hiện tại và tương lai. Trong những thập kỷ tiếp theo, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng rộng khắp châu Á và, thông qua các sáng kiến tương tự, trên toàn thế giới.

Hầu hết các khoản kinh phí sẽ được thực hiện dưới hình thức cho vay, chứ không phải tài trợ, và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cũng sẽ được khuyến khích đầu tư. Điều này có nghĩa, ví dụ, nếu Pakistan không thể trả nợ, Trung Quốc có thể sở hữu nhiều mỏ than, đường ống dẫn dầu, và các nhà máy điện, và do đó có sẽ có đòn bẩy tác động lớn đối với chính phủ Pakistan. Trong thời gian này, Trung Quốc cũng có quyền khai thác cảng Gwadar trong 40 năm.

Nhất đới nhất lộ là sáng kiến chính sách đối ngoại lớn nhất của Trung Quốc cho đến nay, nhưng nó không giống như Kế hoạch Marshall. Tại sao Bắc Kinh lại dành những khoản tiền khổng lồ đó cho các nước láng giềng?

Có một điều, Trung Quốc đang quá phụ thuộc vào bờ biển phía đông và eo biển Malacca hẹp gần Singapore để đưa hàng vào và ra khỏi lãnh thổ rộng lớn của nước này. Ví dụ, hơn 80% dầu của họ đi qua eo biển Malacca. Vì vậy việc xây dựng các tuyến thương mại thông qua Pakistan và Trung Á có ý nghĩa quan trọng. Nhất đới nhất lộ cũng giúp Trung Quốc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ để đầu tư và đưa nhiều doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả vào hoạt động.

Sáng kiến này cũng có một tác động tích cực đối với Bắc Kinh: Một số quan chức chính phủ Trung Quốc nói cụ thể rằng điều này là về cạnh tranh với Hoa Kỳ. Ít nhất, chiến lược này tạo đòn bẩy để làm cho nhiều quốc gia nhỏ hơn “chịu ơn” kinh tế với Trung Quốc.

Tính hai mặt với trật tự quốc tế

Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với "trật tự quốc tế tự do" mà Hoa Kỳ đã thúc đẩy và duy trì trong bảy thập kỷ qua? Không phải hoàn toàn là xấu.

Nếu mục đích của trật tự quốc tế tự do là để bảo đảm an bình và thịnh vượng thì có nhiều cách để tiền của Trung Quốc thực sự bổ sung cho điều này. Các nước có nhiều đối tác thương mại về tổng thể sẽ gặp ít cạnh tranh hơn, không chỉ với các đối tác, mà còn với thế giới nói chung. Theo cách riêng của mình, Trung Quốc do đó đang giúp duy trì hòa bình quốc tế. Dù vậy,  trên một số vấn đề khác, như chống khủng bố hay trừng phạt các quốc gia có quan điểm trái ngược với phương Tây, Hoa Kỳ sẽ thấy khó khăn hơn khi gây ảnh hưởng về ý chí của mình.

Về vấn đề thịnh vượng, tác động kinh tế của Trung Quốc đối với các quốc gia mà họ cho vay cho đến nay dường như rất hỗn hợp. Trong khi 20% hỗ trợ của Trung Quốc đưa ra dưới dạng viện trợ truyền thống sẽ có ích cho các nền kinh tế địa phương, hầu hết các khoản tài trợ của họ được thực hiện dưới dạng các khoản vay.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi từ năm 1991 – 2010 – điều cho thấy sự trợ giúp của Trung Quốc dường như không giúp tăng trưởng kinh tế nhiều, và việc nhập khẩu với giá rẻ đồ Trung Quốc đã thế chân các công ty địa phương của Châu Phi và do đó làm tổn thương việc làm của các doanh nghiệp nhỏ.

Trung Quốc thường đề nghị các nước nhận viện trợ sử dụng các công ty Trung Quốc để xây dựng đường sá và cảng, và do đó không thuê các công ty địa phương hoặc đào tạo công nhân địa phương. Ví dụ, ở Pakistan có 7.000 người Trung Quốc đang làm việc trên hành lang kinh tế - những người này mang theo những đầu bếp, có nhà ở riêng và không tương tác nhiều với người dân địa phương. Rất ít người Pakistan đang làm việc thực sự trên con đường này và cả các dự án xây dựng đường sắt. Trong khi đó, Pakistan phải triển khai gần 15.000 nhân viên an ninh để bảo vệ nhân viên Trung Quốc. Đào tạo lính không phải là một kỹ năng mà Pakistan cần thêm.

Ngoài ra, trong khi các khoản vay của Trung Quốc có lãi suất thấp khoảng 2,5%, hiện nay họ đang tăng lên đến gần 5% hoặc hơn. Điều này sẽ khiến các nước đi vay khó trả nợ. Trong khi những nước nhận được hỗ trợ của Trung Quốc mừng vui khi khắc phục tình trạng thiếu điện và cải thiện đường xá, họ có thể sẽ đi tới bước thế chấp tương lai của họ.

Có lẽ thách thức lớn nhất mà Trung Quốc đặt ra cho "trật tự quốc tế tự do", trái ngược với hầu hết các khoản vay và viện trợ của phương Tây, là các dự án Nhất đới nhất lộ sẽ dẫn tới việc thực thi các tiêu chuẩn quản trị, môi trường và nhân quyền chưa được cao, mặc dù hồ sơ của Trung Quốc về vấn đề này đã được cải thiện trong vài năm qua.

Trung Quốc thường là nhà đầu tư lớn nhất ở các quốc gia đang gặp nhiều vấn đề về “danh tiếng” như Zimbabwe, Triều Tiên, Niger, Angola và Myanmar. Tổng thống Uganda Yoweri Museveni  giải thích rằng ông thích đầu tư của Trung Quốc vì họ "không đặt câu hỏi quá nhiều", và "đi kèm với ... tiền lớn, không phải là tiền nhỏ." Tất nhiên, trong khi Mỹ và châu Âu nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn cao cho các dự án viện trợ của họ trong bối cảnh hiện tại, chính các công ty và chính phủ của họ cũng có hồ sơ không đẹp về nhân quyền và môi trường khi họ mạo hiểm đến Ấn Độ, Châu Phi, Mỹ Latinh vào đầu thế kỷ 19 và đầu 20.

Về an toàn lao động và môi trường, khi Trung Quốc lần đầu tiên hướng sự phát triển ra nước ngoài, các tiêu chuẩn của họ thường không cao. Ở một số khu vực, các công ty Trung Quốc vẫn để lại nhiều nan đề như: các thợ mỏ không được trả lương, rừng bị tàn phá và các dòng sông ô nhiễm.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng điều này. Năm 2017, chính phủ Trung Quốc công bố các hướng dẫn mới và nghiêm ngặt hơn đối với các nhà đầu tư đi ra nước ngoài. Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới của Trung Quốc, AIIB, muốn áp dụng các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới, và nhiều công ty Trung Quốc - bao gồm CNOOC – đang cải thiện nhanh chóng.

Nếu sự thúc đẩy địa kinh tế của Trung Quốc vẫn tiếp tục, đây sẽ là di sản lớn nhất của họ và có một tác động sâu sắc đến thế giới - không nhất thiết là tiêu cực.

Trong khi phương Tây không còn 1 nghìn tỷ USD để đầu tư về cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển trong một cuộc chơi quy mô lớn,  sự lựa chọn tốt nhất của họ có thể là hợp tác và định hình chiến lược trên. Nếu sáng kiến Nhất đới nhất lộ là một thành công, nhựa đường sẽ mềm mại hơn, dịch vụ hậu cần sẽ phát triển nhanh hơn, và các nước bị cắt đứt từ các thị trường thế giới sẽ có thể giao thương nhiều hơn.

 (Theo The Atlantic)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ