(Tổ Quốc) - Kết quả sau gần nửa tháng ra quân kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm pháp luật ATGT theo Nghị định 100 được người dân ủng hộ, đồng thuận.
- 12.01.2020 Vi phạm nồng độ cồn, Phó phòng Giáo dục – Đào tạo bị xem xét kỷ luật
- 10.01.2020 Bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn, trưởng khoa bệnh viện khẳng định không uống ngụm rượu nào: "Có thể do ăn món ba ba nấu rượu vang"
- 08.01.2020 Nghị định 100 có hiệu lực: Nhà hàng ở Đà Nẵng tung chiêu “100-10%” cho khách nhậu
- 07.01.2020 Bị CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, nam thanh niên nước ngoài lôi đàn ra vừa đánh vừa hát
- 06.01.2020 Tài xế say xỉn đánh CSGT khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn
Chiều 15/1, Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cho biết, sau 14 ngày thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lực lượng CSGT toàn thành phố đã dừng kiểm tra hơn 4.300 phương tiện, lập biên bản xử phạt 102 trường hợp, ước tính tiền phạt hơn 660 triệu đồng. Đặc biệt có 1 trường hợp đi ô tô lập biên bản lỗi "không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn", bị phạt với số tiền 35 triệu đồng.
Theo Đại tá Phan Ngọc Truyền, Trưởng phòng CSGT (Công an TP. Đà Nẵng), lực lượng CSGT Đà Nẵng tiếp tục tăng cường chốt chặn, TTKS kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông xuyên suốt cả ngày lẫn đêm trên toàn địa bàn.
"Kết quả sau gần nửa tháng ra quân kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm pháp luật ATGT theo Nghị định 100 được người dân ủng hộ, đồng thuận. Nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả thực hiện Nghị định 100, trong thời gian này, lực lượng CSGT, Phòng CSGT, Công an TP. Đà Nẵng sẽ triển khai nhiều chốt kiểm tra, tăng cường TTKS trên toàn địa bàn thực hiện kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm pháp luật ATGT về nồng độ cồn xuyên suốt cả ngày và đêm", Đại tá Truyền cho biết.
Trước thắc mắc của nhiều người tham gia giao thông khi lực lượng chức năng dừng kiểm tra nồng độ cồn, thì họ nghĩ ống thổi phải ngậm chung ống với nhiều người, mất vệ sinh; một CSGT trực tiếp TTKS cho biết: Mỗi một trường hợp tham gia giao thông khi được yêu cầu thổi nồng độ cồn thì dùng ống thổi riêng, không ai dùng chung cả.
"Sau khi kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện xong, thì CSGT sẽ thay ống thổi để tiếp tục kiểm tra tiếp trường hợp khác. Mỗi người một ống thổi nên mọi người yên tâm", một CSGT cho hay.