(Tổ Quốc) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta xem xét trên bình diện chung khi lấy phiếu tín nhiệm.
- 26.10.2018 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chân thành cảm ơn Đại biểu Quốc hội và cử tri"
- 25.10.2018 Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm của 48 chức danh
- 25.10.2018 "Chúng tôi không nhận được tin nhắn hay phong bì nào trước khi lấy phiếu tín nhiệm"
- 25.10.2018 Lấy phiếu tín nhiệm: Đánh giá hiệu quả công việc và trách nhiệm phục vụ nhân dân
- 24.10.2018 Danh sách 48 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm
Số phiếu tín nhiệm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là đúng tình hình
Chia sẻ về việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất trong tất cả 48 chức danh được lấy phiếu lần này, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đánh giá: "Số phiếu của vị Bộ trưởng này đã công tâm, về một phần nào đó là đúng tình hình."
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, Phó Trưởng ban Dân nguyện Chính phủ nhìn nhận, ở đây không phải là người ta đánh giá là Bộ trưởng có khuyết điểm mà ở đây là đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và kỳ vọng của cử tri, nhân dân. Cho nên, bản thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục không nên buồn vì kết quả đó bởi số phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm vẫn đảm bảo ở mức cho phép.
Cùng quan điểm với ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, một nửa nhiệm kỳ qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mặc dù đã rất nỗ lực nhưng chuyển đổi được để đến kết quả tốt là chưa thực sự rõ nét.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí chia sẻ: "Công việc của những người thuộc khối Chính phủ thường là trực tiếp và nhiều va chạm, nhiều việc chưa thể ngày một ngày hai mà giải quyết được. Cho nên nhiều lúc không đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của cử tri mà thể hiện rõ nhất là qua các vị Đại biểu Quốc hội tỉnh/thành".
Vị Đại biểu này cũng bày tỏ: "Những người được số phiếu cao mừng nhưng phải lấy đó làm động lực để phấn đấu, còn những người số phiếu thấp cũng đừng lấy đó làm buồn vì đây là lấy phiếu tín nhiệm đánh giá ở giữa kỳ. Biết đâu, qua kỳ bỏ phiếu này các Bộ trưởng sẽ thấy được những tồn tại của mình để làm việc tốt hơn trong thời tới".
Không nên lấy tiêu chuẩn của Bộ trưởng này đánh giá Bộ trưởng khác
Cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm là cần thiết, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: "Phải đánh giá để các Bộ trưởng nhìn nhận mình để cố gắng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, việc không đạt được số phiếu tín nhiệm cao không có nghĩa là người đó không đủ phẩm chất làm Bộ trưởng. Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau."
Ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đại biểu, cử tri nhân dân rất mong muốn đồng chí Bộ trưởng, tư lệnh ngành phải thực sự chèo lái con thuyền vượt qua được sóng gió. Càng vượt qua được sóng gió thì người ta đánh giá càng cao.
"Ở đó vẫn lấp ló một câu chuyện là cử tri, nhân dân gửi gắm. Mặc dù số phiếu tín nhiệm cao là không cao nhưng không phải là hết tín nhiệm. Bởi, chúng ta phải thấy đây không phải là câu chuyện hiện tại mà là câu chuyện của giai đoạn trước nữa." – vị Đại biểu Quốc hội này chia sẻ.
Về việc các Bộ trưởng khối kinh tế có phiếu tín nhiệm cao hơn các Bộ trưởng khối xã hội, ông Lưu Bình Nhưỡng phân tích: "Đối với lĩnh vực kinh tế đánh giá dễ dàng hơn là các lĩnh vực xã hội. Đối với các lĩnh vực xã hội kết quả sẽ không nhanh bằng kinh tế. Các thông tin kinh tế có thể nhìn thấy rõ kết quả và đôi khi các kết quả này sẽ tác động vào ý chí, nguyện vọng cũng như đánh giá của các ĐBQH."
"Ở đây chúng ta xem xét trên bình diện chung chứ không nên so sánh giữa các Bộ trưởng với nhau mà chúng ta nên so sánh ở trong phạm vi của họ thôi. Đừng lấy tiêu chuẩn của Bộ trưởng này để so sánh với Bộ trưởng khác. Nếu đánh giá như thế thì sẽ phiến diện ngay" – ông Lưu Bình Nhưỡng cho hay./.