• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dai dẳng Syria ở giai đoạn mới: Nước cờ Nga – Thổ hướng tới?

Thế giới 13/02/2020 15:30

(Tổ Quốc) - Căng thẳng vấn đề Syria dai dẳng và chậm chạp kéo dài trong bối cảnh xung đột Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vẫn đều đặn diễn ra gần đây.

Dai dẳng vấn đề Syria vẫn tiếp tục

Theo CNN, chỉ trong tuần qua, một hiện tượng rõ ràng đã xảy ra, trong đó hai chủ thể nhân vật có ảnh hưởng nhất hiện tại là Thổ Nhĩ Kỳ và Syria không còn là các cuộc chiến gián tiếp thông qua trung gian hai bên mà thay vào đó là các cuộc tấn công trực tiếp lẫn nhau.

Dai dẳng Syria ở giai đoạn mới: Nước cờ Nga – Thổ hướng tới? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Hãng CNN cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bị tử vong trong cuộc tấn công xung đột với lực lượng Syria và sau đó, Ankara đã trả đũa lại hành động này. Sự kỳ vọng hướng về Moscow – quốc gia thứ ba thể hiện vai trò hậu thuẫn cho chính quyền Tổng thống Assad từ trước đến nay đồng thời cũng là đối tác mới với thành viên NATO – Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chuyên gia cho biết, nhiều khả năng Nga sẽ bước vào và đàm phán cho mọi thứ có thể dừng lại. Tuy nhiên, Nga hiện tại vẫn chưa đưa ra động thái nào ở bối cảnh hiện tại mặc dù các cuộc điện đàm giữa Ankara và Moscow vẫn diễn ra. Thay thế vào đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn tiếp tục nhắc đến các vấn đề xung quanh cuộc đụng độ trên không giữa máy bay chiến đấu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib.

"Máy bay chiến đấu tấn công vào các trung tâm dân sự ở Idlib sẽ không thể bay tự do nữa", Tổng thống Erdogan cảnh báo vào ngày 12/2. Nga liên tục lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Ankara về việc đánh bom vào dân thường và cho biết, lực lượng cực đoan đã sử dụng dân thường làm lá chắn trong các xung đột.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng đe dọa tiến hành cuộc tấn công vào lực lượng chính quyền Syria bên ngoài Idlib. Ankara liên tục xem lực lượng người Kurd tại Syria là khủng bố và nhiều lần đưa ra cảnh báo với Mỹ khi Washington lại xem họ [lực lượng người Kurd] là đồng minh trong nội chiến Syria.

Tóm lại, Idlib là vết tích cuối cùng trong nội chiến Syria: lên tới 4 triệu người dân vẫn bị mắc kẹt tại thành phố này khi lực lượng al-Qaeda vẫn ẩn náu tại đay. Các nguồn tình báo phương Tây xem lực lượng này giống như một mối đe dọa hiện hữu nhưng chưa thể tiêu diệt hoàn toàn. Trong khi đó, cả Moscow và Damascus vẫn khẳng định họ sẽ lấy lại toàn bộ khu vực này khi thúc đẩy các cuộc tấn công, bao gồm cả bệnh viện và đưa quân về phía Bắc gần Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Tổng thống Syria –Assad đã khiến cho nhiều quân Thổ Nhĩ Kỳ tử vong và Ankara ngay lập tức đã có hành động đối phó trở lại. Đây là những cuộc chiến trực tiếp, không hề thông qua lực lượng trung gian và mọi người đều có thể thấy rõ điều đó. Các căng thẳng giữa Ankara và Damascus ngày càng gia tăng.

Cấp độ mới của xung đột

Điều này đang ở mức độ hoàn toàn mới trong vấn đề xung đột giữa các nước. Việc quan sát các cân nhắc trong nước của Tổng thống Erdogan có thể thấy mức độ leo thang trong xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria bước vào giai đoạn mới", nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Trung Đông - Charles Lister cho biết.

Ông Lister nói rằng, khủng hoảng nhân đạo là điều hoàn toàn chưa từng thấy và điều này sẽ chỉ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời chuyên gia này cũng nói thêm rằng, với khả năng này, tình trạng tị nạn có thể sang châu Âu là điều có thể dự đoán.

Đối với những người dân sống gần với bối cảnh hiện tại, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng.

Người dân từng được nghe các hứa hẹn giảm leo thang xung đột trước đây nhưng mọi thứ vẫn như cũ và không có chuyển biến gì.

Hãng CNN trích dẫn lời người phát ngôn cho lực lượng nổi dậy Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn – ông Yousef Hamoud đã kêu gọi các động thái quân sự Thổ Nhĩ Kỳ giống như hành động giải phóng cho người dân Syria. Điều này đưa ra nhiều hi vọng chấm dứt các động thái của chính quyền Syria gây ra cho người dân.

Tổng thống Erdogan đang đưa ra các lựa chọn giữa thời điềm này. Về lô-gic, các cuộc tấn công vào người Kurd năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ xem đây là thách thức đe dọa của khủng bố nhưng điều này lại đẩy người dân Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ. Về phía Tây Idlib, Ankara muốn ngăn chặn dòng tị nạn vào nước này, tuy nhiên cũng biết rằng họ cần phải kiểm soát các khu vực mà phiến quân al-Qaeda hiện diện và được xem như là mối đe dọa lâu dài.

Ông Aaron Stein, Viện nghiên cứu chính sách ngoại giao cho biết: "Người dân vẫn mong muốn các cuộc tấn công có thể nhanh chóng kết thúc. Tuy nhiên, điều này vẫn không thể".

Hàng loạt các thỏa thuận với sự hậu thuẫn của Nga có thể trì hoãn leo thang căng thẳng trong 500 ngày qua. Tuy nhiên, theo ông Stein, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phải làm một điều. Họ sẽ thận trọng tập trung vào phía Syria và cần phải có hành động đối phó nếu cần thiết. Tuy nhiên, có cơ hội tối thiểu Nga sẽ phải hỗ trợ trong thời điểm này. Moscow không muốn kéo quân hay lính Syria trở lại vì lo sợ Thổ Nhĩ Kỹ có thể gây ảnh hưởng đến Nga nếu họ tấn công vào quân đội chính phủ Syria trực tiếp.

"Các lựa chọn của Ankara có thể mang đến thảm họa nếu không cẩn trọng", ông Stein cho biết.

Vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ bắt nguồn từ quyết định thách thức các đồng minh phương Tây và thực hiện cuộc tân công vào lực lượng người Kurd tại Syria trong năm ngoái.

Ông Stein kết luận: "Ankara đang cô lập với các đồng minh phương Tây".

Và hiện tại, bất kỳ xung đột nào cũng có thể tạo nên bạo lực bởi kết thúc cho một vấn đề nào sẽ lại bắt đầu cho một chương mới nếu căng thẳng vẫn chưa thể giải quyết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ