• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đại kế hoạch hạ tầng xuyên lục địa của Trung Quốc hút thêm thành viên mới

Thế giới 14/02/2022 14:46

(Tổ Quốc) - Argentina đã tham gia Sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Năm vừa qua là một năm khó khăn đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc, bao gồm quan hệ rạn nứt với Mỹ và các đồng minh quan trọng của Washington như Australia và Anh, cũng như sự cô lập về mặt ngoại giao đối với sự kiện Olympic 2022. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các sáng kiến quốc tế của Trung Quốc hoàn toàn chậm lại.

Gia tăng dấu ấn tại Mỹ Latinh

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhân lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh để bắt đầu các cuộc gặp với nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài đến thăm. Trong khi nhiều sự chú ý tập trung vào hội nghị thượng đỉnh Trung – Nga thì một thắng lợi ngoại giao đáng chú ý khác của Bắc Kinh trong tháng này là việc chính thức đưa Argentina vào Sáng kiến BRI, tăng cường quan hệ chính trị và thương mại song phương, đồng thời thúc đẩy hơn nữa lợi ích của Trung Quốc ở Mỹ Latinh.

Đại kế hoạch hạ tầng xuyên lục địa của Trung Quốc hút thêm thành viên mới - Ảnh 1.

Hai nhà lãnh đạo Argentina và Trung Quốc gặp nhau bên lề Olympic Bắc Kinh. Ảnh: The Diplomat.

Trong khi việc bổ sung Argentina vào BRI đã được chính thức thực hiện thông qua một biên bản ghi nhớ (MoU) do Tổng thống đương nhiệm Alberto Fernandez ký tại Bắc Kinh, nền tảng cho thỏa thuận này đã được thúc đẩy từ chính quyền trước, bao gồm sự hỗ trợ từ người tiền nhiệm trực tiếp của Fernandez là Mauricio Macri. Chính phủ Macri đã tìm cách làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh khi đối mặt với một loạt thử thách kinh tế trong nước, như cuộc khủng hoảng nợ của nước này. Argentina vỡ nợ chính phủ vào tháng 5 năm 2020, lần thứ 9 xảy ra như vậy kể từ khi nước này độc lập.

Ông Macri đã tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường đầu tiên ở Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2017, ra tín hiệu về sự phù hợp về mặt lợi ích giữa Argentina và BRI. Lập trường này có thể trái ngược với mối quan hệ đầy sóng gió của Argentina với Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump, khi Argentina, cùng với Brazil, bị Mỹ áp thuế nhôm và thép vào cuối năm 2019 với cáo buộc thao túng tiền tệ.

Khi xung đột thương mại Trung – Mỹ leo thang vào năm 2018, Argentina được nhiều nhà hoạch định chính sách Trung Quốc coi là nguồn thay thế cho thương mại nông sản và thực phẩm, bao gồm thịt bò và đậu nành, trong khi Buenos Aires coi Trung Quốc là nguồn cung cấp vốn cho công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc gần đây cũng đã chú ý đến đầu tư vào khai thác lithium ở Argentina do nhu cầu tăng cao đối với kim loại mềm này để sử dụng trong các loại pin chuyên dụng cho xe điện.

Du lịch là một lĩnh vực khác mà hai nước đang tìm kiếm hợp tác - không chỉ trong việc thu hút du khách Trung Quốc đến Argentina, mà còn bằng cách định vị quốc gia này như một điểm đến quá cảnh cho lượng khách từ Trung Quốc đến Nam Cực đang ngày càng tăng. Trước đại dịch, đã có sự bùng nổ du lịch Trung Quốc tới lục địa này khi cả du lịch vùng cực và du lịch mạo hiểm đều trở nên phổ biến.

Và cùng với thỏa thuận BRI Argentina-Trung Quốc, các thỏa thuận bổ sung đề cập đến tiềm năng hợp tác song phương hơn nữa trong các lĩnh vực bao gồm năng lượng, công nghệ, sáng kiến xanh và giáo dục. Một dự án xây dựng chung, ước tính 8 tỷ USD, của nhà máy điện hạt nhân Atucha III ở ngoại ô tỉnh Buenos Aires cũng nằm trong thỏa thuận kinh tế được ký kết tại cuộc họp giữa ông Fernandez và ông Tập lần này.

Chồng thêm khó khăn cho Washington

Dù đã có một số bước lùi hay tạm dậm chân tại chỗ trong quá trình phát triển kế hoạch Vành đai và Con đường, do đại dịch Covid-19 và dẫn đến sự bất ổn kinh tế toàn cầu, thỏa thuận BRI của Argentina là thỏa thuận mới nhất trong một loạt các lợi ích chính trị mà Bắc Kinh đã đạt được ở Mỹ Latinh, với sự hỗ trợ của nhiều cơ chế ngoại giao. Diễn đàn Trung Quốc-CELAC, nơi quy tụ các nền kinh tế Trung và Nam Mỹ cùng Bắc Kinh từ năm 2015, là một cơ chế tích cực như vậy.

Cũng trong tháng này, Trung Quốc và Ecuador tuyên bố khởi động các cuộc đàm phán thương mại tự do song phương. Trong khi vào đầu năm 2022, chính phủ Nicaragua, sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào tháng 12 năm ngoái, khẳng định mối quan tâm của họ trong việc phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc mạnh mẽ hơn thông qua BRI.

Những diễn biến này đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với Washington khi nước này đang tìm cách lấy lại thế lực chính trị ở Mỹ Latinh sau nhiều năm lãng quên dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Chính phủ Joe Biden đang khuyến khích các kế hoạch mở rộng dự án Build Back Better World (B3W) mới ra đời do Mỹ dẫn đầu tại khu vực này. Tuy nhiên, việc Argentina gia nhập danh sách các nước tham gia Vành đai và Con đường càng nhấn mạnh thêm khối lượng lớn mà Mỹ hiện đang phải đối mặt.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ