(Toquoc)-Trung Quốc là một trong số ít quốc gia tiến hành thống kê dân số sớm nhất trên thế giới.
(Toquoc)-Trung Quốc là một trong số ít quốc gia tiến hành thống kê dân số sớm nhất trên thế giới, đồng thời cũng là nuớc duy nhất không ngừng ghi chép tư liệu về dân số trong một thời gian dài.
Ngay từ 2200 năm trước công nguyên, thủ lĩnh liên minh Viêm Hoàng, vua Ngu triều Hạ đã tiến hành “sửa ruộng đất, chia chín châu, đếm vạn dân”, đếm vạn dân tức là thống kê dân số, tổng số dân thống kê được lúc đó là 13,55 triệu người.
Trung Quốc là một trong số ít nước ghi chép tư liệu về dân số
Thời kỳ Xuân Thu, Chiến Quốc, Trung Quốc bước vào xã hội phong kiến, đặc biệt sau khi Tần thống nhất Trung Quốc, nền kinh tế tương đối phát triển. Đồng thời với việc đó diện tích đất nước cũng đựơc mở rộng, và dân số tăng trưởng tuơng đối nhanh. Đến năm thứ hai đời Tây Hán, số dân ghi trong sổ đã đạt hơn 12,23 triệu hộ, hơn 59,59 triệu dân, có thể coi đó là một đỉnh cao phát triển dân số.
Thời kỳ Nam Bắc triều, Nguỵ Tấn, do chiến tranh loạn lạc dẫn tới sản xuất xã hội bị phá hoại nghiêm trọng, dân số giảm rất nhiều, chỉ con khoảng 40 triệu người đăng ký trong sổ. Do chiến tranh loạn lạc người di cư xuống phương nam nhiều, nên tỷ trọng dân số miền nam gia tăng. Trước đời Đường do chính trị ổn định, sản xuất phát triển, năm Thiên Bảo thứ 14 (công nguyên năm 755) số dân ghi trong sổ là 52,92 triệu người, số hộ không quá 9 triệu, mỗi hộ trung bình năm, sáu người, về sau đại thể như vậy. Sau khi Tuỳ thống nhất Trung Quốc mặc dù kinh tế hồi phục tương đối nhanh nhưng do thay đổi chính quyền liên tục nên năm Đại Nghiệp thứ năm (công nguyên 609) số dân cả nước ghi trong sổ chỉ là 46,02 triệu người.
Chính trị triều Tống tuy yếu, nhưng kinh tế lại tương đối phát triển mạnh, sản xuất miền nam phồn thịnh, nông nghiệp, thủ công nghiệp và khoa học kỹ thuật đều đạt trình độ tiên tiến thế giới đương thời, dân số cả nước đăng ký trong sổ là trên 100 triệu người, tốc độ tăng trưởng là hiếm thấy trên thế giới lúc đó. Theo số hộ ghi năm thứ ba Nguyên Phong, miền bắc chiếm 37,3%, miền nam chiếm 62,7% dân số, trọng tâm dân số chuyển tới trung, hạ du Trường Giang. Cuối đời Tống, do chiến tranh loạn lạc dân số cả nước lại một lần nữa giảm sút. Chí Nguyên năm thứ hai mươi tám (công nguyên 1291) dân số cả nước ghi trong sổ giảm còn 59,85 triệu người, so với đỉnh cao dân số đời Tống giảm trên 40%.
Hồng Vũ năm thứ hai mươi sáu đời Minh (công nguyên 1393) số dân cả nước ghi trong sổ là 60,55 triệu người, Vĩnh Lạc nguyên niên tăng lên 66,6 triệu nguời. Đời Minh gia tăng khai hoang, từ giữa thế kỷ trở đi kinh tế phát triển đã xuất hiện mầm mống chủ nghĩa tư bản.
Đầu đời Thanh, dân số tính theo đinh (nam giới từ 16 tuổi đến 60 tuổi) đa số đinh giấu không khai. Năm thứ mười hai Thuận Trị (công nguyên 1655) dân số cả nước ghi trong sổ là 14,03 triệu. Năm thứ năm mươi mốt Khang Hy (công nguyên 1712) sau khi công bố chính sách từ nay trở đi số đinh xuất sinh sẽ không bao giờ bị thêm sưu thuế, số người khai báo gia tăng. Đến năm thứ năm mươi ba Khang Hy số dân cả nuớc ghi trong sổ đã là 24,62 triệu, dựa theo số đinh chiếm 20% dân số để tính, thì khoảng là 123 triệu người. Thời Càn Long thống kê dân số thay đổi, năm thứ hai mươi bẩy, Càn Long (năm 1762), dân số cả nước ghi trong sổ đạt 200 triệu người, năm thứ năm nhăm vượt 300 triệu đến Đạo Quang năm thứ hai mươi đạt 413 triệu người, hình thành đỉnh cao phát triển dân số lần thứ ba.
Cả thời kỳ Dân Quốc do chiến tranh loạn lạc, đói rét v.v., dân số tăng trưởng chậm dao động ở mức 400 triệu người cuối đời Thanh.
Thời kỳ đầu Trung Quốc mới, dân số dần đạt 540 triệu, trước “Cách mạng văn hoá” đạt 650 triệu, sau “cách mạng văn hoá” đạt 800 triệu, năm 1982 vượt 1000 triệu. Tài liệu của Cục Thống kê quốc gia cho thấy cuối năm 2004, tổng số dân đại lục đạt 1290 triệu người. Kết quả điều tra phổ thông dân số lần thứ năm ngày 6/1/2006, dân số đại lục đạt 1300 triệu (không tính số dân Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan). Cách nói dân số 1300 triệu thường dùng bây giờ là căn cứ vào lần điều tra này.
Để có thể đủ lương ăn cho dân chúng, “muốn gì thì muốn cũng phải sống chết giữ cho được diện tích ruộng đất canh tác là 180 tỷ mẫu Trung Quốc hay 12 tỷ ha, và giữ cho dân số không vượt quá 1300 triệu người”, đó là ý kiến chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Ôn Gia Bảo./.
D.Q.A (gt)