• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đáng gờm hệ thống giám sát dưới biển: Trung Quốc đón đầu bước ngoặt khác biệt

Thế giới 03/01/2018 13:53

(Tổ Quốc) - Hệ thống giám sát dưới biển mới sẽ giúp Trung Quốc theo dõi tàu của đối phương và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Hệ thống giám sát dưới biển công nghệ cao

Hệ thống giám sát dưới biển công nghệ cao mới tiến hành thu thập thông tin về môi trường dưới nước, đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn của nước. Theo đó, hải quân Trung Quốc có thể sử dụng thiết bị này nhằm theo dấu các tàu của địch chính xác hơn cũng như phục vụ cho công tác định hướng và xác định vị trí.

Hệ thống giám sát dưới biển công nghệ cao mới. Ảnh:scmp

Dự án do Viện Hải dương học Nam Hải trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) dẫn đầu là một phần nỗ lực Bắc Kinh muốn mở rộng quân sự chưa từng có với tham vọng thách thức Mỹ tại các đại dương thế giới.

Theo scmp, Trung Quốc liên tục tìm hướng đi trước và có thể cạnh tranh với các siêu cường thực sự của thế giới nhằm gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.

Ông Yu Yongqiang, nhà nghiên cứu Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và là thành viên của nhóm chuyên gia theo dõi mạng lưới giám sát dưới biển của Trung Quốc cho biết, trong khi việc triển khai được một hệ thống công nghệ cao mới cho thấy sự tiến bộ trong khả năng tác chiến tàu ngầm của Trung Quốc nhưng so với hệ thống của Mỹ thì còn thua kém.

“Chúng ta phải nỗ lực từng bước nhỏ cho một chặng đường dài”, ông Yu Yongqiang nói thêm.

Theo ông Yu, thậm chí tại Biển Đông, các tổng chỉ huy tàu ngầm Mỹ đã nắm bắt được tình trạng nhiệt độ và độ mặn của nước biển tốt hơn nhiều so với các đồng cấp phía Trung Quốc, vì họ đã có hàng thập kỷ nghiên cứu tại khu vực này.

Trong phần dự báo kỹ thuật đăng trên website Viện Hải dương học, hệ thống giám sát mới của Trung Quốc dựa trên một mạng lưới với vệ tinh, phao, tàu mặt nước và tàu lượn dưới nước để thu thập dữ liệu từ Biển Đông đến Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thông tin sẽ được truyền đến  3 trung tâm tình báo cho phân tích và xử lý. Các trung tâm đặt tại tỉnh Quảng Đông, khu vực Nam Á và một được cho là đang đặt tại Biển Đông.

Khai thác công nghệ tối ưu

Không chỉ thực hiện khả năng đo lường, hệ thống giám sát còn có thể dự đoán nhiệt độ và độ mặn của bất cứ địa điểm, ở bất cứ độ sâu và bất cứ lúc nào. Điều này sẽ rất có lợi cho các tàu ngầm Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tuần tra “Con đường tơ lụa trên biển” và là một phần của sáng kiến Một vành đai Một con đường.

Các tàu ngầm sử dụng kỹ thuật lan truyền sóng âm thanh dưới nước nhằm xác định vị trí, nhận diện và tấn công các tàu khác.

“Tuy nhiên, sóng âm thanh xác định tốc độ và định hướng thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ và độ mặt của vùng nước khi tàu chạy qua. Nếu chỉ huy tàu không nhìn ra yếu tố này khi tính toán vị trí tàu của địch thì sẽ không thể nhắm trúng mục tiêu”, ông Yu nói.

“Bạn sẽ không muốn bắn ngư lôi vào điểm A khi kẻ thù đang nhằm vào bạn từ điểm B”, ông Yu nhấn mạnh.

Theo ông Yu, cùng với có thể cải thiện khả năng ngắm mục tiêu, hệ thống giám sát mới có thể đảm bảo cho tàu ngầm hoạt động an toàn hơn ở những vùng nước nguy hiểm.

Nhiệt độ và độ mặn có ảnh hưởng lớn đến mật độ nước. Bất kỳ thay đổi đột ngột nào của các yếu tố này có thể khiến tàu mất kiểm soát nhanh chóng. Bằng cách dự đoán trước các thay đổi này, hệ thống này sẽ giúp các chỉ huy tàu tránh gặp rủi ro.

“Sau nhiều năm xây dựng và thử nghiệm, hệ thống giám sát mới  hiện tại đã sẵn sàng có trong tay hải quân Trung Quốc và được thông báo các kết quả tốt”, Viện hải dương cho biết trong buổi họp báo gần nhất vào tháng 11.

Kết hoạch vành đai con đường của Trung Quốc được thiết kế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại hơn 60 quốc gia.

Kể từ khi phát động, số lượng lớn tiền đầu tư, trong đó phần lớn là của Bắc Kinh, đã được đầu tư vào xây dựng hàng chục dự án cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt cao tốc.

Tuy nhiên, khi kế hoạch phát triển, Trung Quốc liên tục phải đối mặt với các vấn đề bảo vệ mạng lưới lợi ích và đầu tư của nước này ở các quốc gia khác. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc chưa có kinh nghiệm hoạt động ngoài biên giới.

Lực lượng hải quân Trung Quốc liên tục phải chịu trách nhiệm bảo vệ dọc theo “Con đường tơ lụa”. Các chuyên gia tham gia phát triển hệ thống giám sát mới cho biết, các kẻ thù ẩn dật quanh khu vực luôn có các hành động tiêu cực.Do đó, hệ thống giám sát được cho là có thể tạo lợi thế cho Trung Quốc trước đối phương.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã bảo vệ chặt chẽ Tây Thái Bình Dương thông qua các "chuỗi đảo", nhà nghiên cứu cho biết.

“Hệ thống giám sát của chúng tôi có thể thúc đẩy cân bằng quyền lực Trung Quốc tại khu vực”, ông Yu cho biết.

Với mạng lưới giám sát, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng phát triển hệ thống dự báo quyền lực cho tàu ngầm.

Việc sử dụng công nghệ này có thể phỏng đoán được tình trạng vùng nước thậm chí khi các cảm biến chỉ thu được một ít dữ liệu. Điều này sẽ là một lợi thế khi tàu ngầm đang tàng hình dưới biển hàng tuần hay thậm chí là nhiều tháng và không thể nhận dữ liệu từ các vệ tinh hay trạm thông tin đất nước.

Theo nghiên cứu từ trung tâm an ninh Mỹ mới và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, tới năm 2030, Trung Quốc sẽ có khoảng 260 tàu chiến và tàu ngầm.

Các nhà quan sát cho rằng, khi cuộc chiến đại dương trở nên nóng, các thiết bị khai thác như mạng lưới giám sát dưới biển có thể tạo nên nhiều bất ngờ trong cuộc đua kẻ thắng người thua.

 

(Theo scmp)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ