• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đáng sợ hơn cả WannaCry, Nga và Ukraine hứng mã độc bùng phát

Thế giới 28/06/2017 20:49

(Tổ Quốc) - Cuộc tấn công mạng vào ngày 27/6 khiến các tập đoàn kinh tế thế giới g lo lắng về tính bảo mật của hệ thống mạng toàn cầu.

 Tê liệt hệ thống mạng toàn cầu

Một cuộc tấn công mạng toàn cầu đã đột nhập vào hệ thống máy tính của công ty dầu khí lớn nhất nước Nga, các hệ thống ngân hàng Ukraine và các công ty đa quốc gia đã khiến nhiều máy tính bị nhiễm độc.

 Cuộc tấn công mạng vào ngày 27/6 khiến các tập đoàn kinh tế thế giới g lo lắng về tính bảo mật của hệ thống mạng toàn cầu.

Các doanh nghiệp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã thông báo các hoạt động của một số công ty lớn của châu Âu bị gián đoạn, bao gồm cảng container lớn nhất Ấn Độ.

Vi rút gây ra vụ tấn công được cho là loại mã độc tống tiền (ransomware) vốn làm tê liệt hệ thống máy tính và đòi trả tiền chuộc để hệ thống có thể hoạt động bình thường trở lại. Vụ tấn công này diễn ra vài tuần sau khi mã độc tống tiền WannaCry gây ảnh hưởng đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

“Các vụ tấn công mạng có thể tàn phá chính chúng ta. Các công ty ngưng trệ mọi hoạt động và ảnh hưởng đến năng suất lao động”, ông Kevin Johnson, giám đốc điều hành công ty an ninh mạng Secure Ideas cho biết.

Loại mã độc được cho là đã đột nhập vào tất cả các hệ thống máy tính của hệ điều hành Microsoft windows nhằm mã hóa ổ cứng, ghi đè lên các tập tin và yêu cầu phải thanh toán 300 đô la bằng tài khoản bitcoin để phục hồi hệ thống. Hơn 300 nạn nhân đã rơi vào tình huống này.

Đại diện Microsoft cho biết, loại virus này có thể tấn công trên diện rộng và đánh vào tâm lý người sử dụng.

“Chúng tôi đang tiếp tục điều tra và sẽ có hành động thiết thực nhằm bảo vệ khách hàng”, đại diện của Microsoft cho biết.

Mục tiêu Úc - Ấn

Các hoạt động tại cảng Jawaharlal Nehru – cửa ngõ container lớn nhất của Ấn Độ đã bị ngưng trệ khi mã độc bị nhiễm vào hệ thống máy tính.

Tại Úc, nhà máy sản xuất sôcôla Cadbury đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hiệp hội thương mại cho biết. Chu trình sản xuất tại nhà máy Hobart trên đảo Tasmania đã ngưng trệ sau khi hệ thống máy tính bị tấn công.

Đại diện của Cadbury cho biết, các công nhân tăng ca đã vướng phải vấn đề kỹ thuật và chưa xác minh rõ liệu có phải do nguyên nhân tấn công mạng.

Công ty an ninh mạng Kaspersky Lab và FireEye Inc (FEYE.O) khẳng định đã ngăn chặn kịp thời các vụ tấn công vào các quốc gia khác tại châu Á-Thái Bình Dương, tuy nhiên, chưa cung cấp thông tin chi tiết.

Theo Kaspersky Lab, Nga và Ukraine cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tiếp theo đó, các quốc gia bao gồm Anh, Pháp, Đức, Italy, Phần Lan và Mỹ cũng là nạn nhân của các vụ tấn công lần này. Con số chính thức trong vụ tấn công mạng ngày 27/6 chưa đưa xác minh rõ.

Các chuyên gia an ninh cho biết, họ hi vọng mức độ ảnh hưởng sẽ ít hơn so với WannaCry bởi vì nhiều máy tính trong hệ điều hành Microsoft Window đã cập nhật hệ thống bảo vệ an toàn sau vụ tấn công mã độc Wanna Cry vào tháng trước. Tuy nhiên, cuộc tấn công mạng được cho là nguy hiểm hơn so với các mã độc trước đó bởi vì nó khiến các máy tính bị đơ và không thể truy cập, Juniper Networks cho biết.

Các chuyên gia an ninh khác cũng cho biết, họ không cho rằng, loại mã độc này gây nguy hiểm và khó ngăn chặn hơn cả WannaCry.

Các nhà nghiên cứu cho hay, vụ tấn công có thể đã sử dụng mã độc "Petya" và "GoldenEye" trong các chiến dịch trước đó.

Chính phủ, các cơ quan an ninh và tập đoàn công nghiệp đã khuyến cáo các doanh nghiệp và người sử dụng nên cập nhật phần mềm bảo vệ của Microsoft nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.

Bộ an ninh nội địa Mỹ hiện đang thắt chặt quản lý và hợp tác với các quốc gia khác nhằm ngăn chặn các vụ tấn công. Cơ quan này cũng khuyến cáo các nạn nhân không nên mất tiền trong trường hợp này.

Trọng tâm Nga và Ukraine

Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng cho biết, Mỹ đang điều tra cuộc tấn công này và sẽ tìm ra kẻ chủ mưu cho các hành động này.

Nga và Ukraine được cho là hai nước đầu tiên chịu ảnh hưởng vụ tấn công mạng ngày 27/6.

Tại Ukraine, sân bay, ngân hàng, hệ thống tàu điện ngầm, nhiều cơ quan chính phủ và công ty lớn bị tê liệt vì đợt tấn công. Thủ tướng Ukraine Volodymyr Groysman viết trên Facebook rằng vụ tấn công mạng nhằm vào Ukraine là “chưa từng thấy” song khẳng định các hệ thống quan trọng không bị ảnh hưởng.

Thủ tướng Ukraine Pavlo Rozenko cho biết, máy tính của chính phủ lỗi mạng. Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft cũng cho hay, các máy chủ của họ đã hứng chịu một đợt tấn công lớn.

Phó thủ tướng Ukraina Rozenko Pavlo cho hay, ông và các thành viên khác trong chính phủ Ukraina cũng không thể truy cập máy tính của mình.

"Mạng của chúng tôi dường như rất khó khăn truy cập. Hình ảnh như thế này xuất hiện trên toàn bộ màn hình máy tính của nội các", quan chức trên cho hay trên Facebook và đăng tải một tấm ảnh cho thấy máy tính đang khởi động nhưng bị lỗi.

(Theo Reuters)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ