• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Đặt cược”với Mỹ: Nga chỉ cầm chừng với Iran nhưng không bứt phá tối ưu

Thế giới 21/07/2018 16:37

(Tổ Quốc) - Các tranh luận trên truyền thông Iran về quan hệ Iran và Nga liên tục nóng trong tuần qua.

Iran ở đâu sau thượng đỉnh Nga-Mỹ?

Thượng đỉnh gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki, trong đó có các liên quan đến Israel và hỗ trợ hợp tác tại Syria cũng như các vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran cũng liên tục gây chú ý.

Nhập mô tả ảnh

Các chuyên gia gợi ý, các động thái gần đây của Nga đang bật đèn xanh cho các cuộc không kích Israel vào các mục tiêu Iran tại Syria và gây sức ép cho Iran rời khỏi Syria. Viết trên tờ hàng ngày Shargh, ông Ali Khorram, cựu đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc cho rằng Nga vẫn tiếp tục quan hệ với Iran và tập trung vào việc đạt được thỏa thuận hạt nhân với châu Âu nhằm giữ lại thỏa thuận hạt nhân.

Các lo lắng trước thượng đỉnh Helsinki về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đối với vấn đề Iran luôn đặt ra nhiều nghi ngờ. Các đồn đoán tiếp theo cho cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và lãnh đạo đồng cấp Sergei Lavrov cũng liên tục để ngỏ. Bởi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Nga, hiện chưa có bất kỳ đột phá có ý nghĩa nào về các chủ đề chạy đua vũ khí, sự mở rộng của NATO và các vấn đề Trung Đông được thông qua. Cả Tehran và Moscow vẫn còn giữ khoảng cách xa về địa chính trị nhằm thúc đẩy quan hệ chiến lược quan trọng với Tehran.

Thực tế, điều này có thể giải thích sự sẵn sàng của ông Putin nhằm chủ trì các cuộc gặp cấp cao với ông Ali Akbar Velayati, đại sứ đặc biệt của nhà lãnh đạo tối cao Iran. Giới quan sát cho rằng, Iran có thể mong muốn xúc tiến quan hệ với Nga sau chuyến thăm thành công của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Moscow. Chuyến thăm Nga của ông Benjamin Netanyahu đã khiến cho Tổng thống Putin tin tưởng về việc phải bảo vệ an ninh của Israel trước các thách thức từ Iran. Trong một thời gian dài, ông Putin luôn cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chiến lược với Iran tại Syria trong nỗ lực chống khủng bố và sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này. Tuy nhiên, không hề là cam kết chiến lược giữa hai nước để đối phó với Israel.

Chưa thể là quan hệ đối tác chiến lược tối ưu

Theo ông Mahmoud Shoori, một chuyên gia cấp cao của Nga tại trung tâm nghiên cứu chiến lược, Nga và Iran có thể không bao giờ đạt được thỏa thuận trở thành đối tác chiến lược tối ưu bởi vì sự phức tạp của cả hai trong lợi ích quốc gia. Vì thế, chính sách Nga của Iran phải dựa trên lợi ích quốc gia của riêng nó. Tuy nhiên, điều này cũng phải phù hợp với chính sách đối ngoại của Nga, trong đó Tổng thống Putin luôn đặt ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và hòa nhập với phương Tây.

Trong thực tế, trong nhiều năm qua, Iran và Nga liên tục mở rộng các quan hệ chiến lược, gia tăng ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông. Đối tác ba bên với Thổ Nhĩ Kỳ về hòa bình Syria thông qua tiến trình Astana cũng có được các thành công tương đối. Theo ông Velayati, cả Tổng thống Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có thể sẽ đến Tehran trong một tương lai gần chuẩn bị cho một thượng đỉnh khác về Syria và các vấn đề khu vực. Cũng trong thời gian tới , thượng đỉnh các nước ven biển Caspian sẽ diễn ra, trong đó cả Nga và Iran đều tìm cách tìm chỗ đứng tại Caspian thông qua Azerbaijan và Kazakhstan. Cả Iran và nga đang đối mặt với các trừng phạt của Mỹ và liên tục tìm cách thúc đẩy mối quan hệ thương mại song phương cũng như quan hệ khu vực thông qua thỏa thuận vùng thương mại tự do gần đây của Iran cùng với Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu.

Tuy nhiên, một số nhà bình luận Iran cho rằng, các đề nghị của Nga nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với Tehran cần phải xem lại.

Theo các nhà khoa học chính trị của Tehran, Nga và Iran chắc chắn sẽ tiến tới liên minh trong tương lai gần. Nói cách khác, gần như tất cả đều diễn ra thuận lợi để xúc tiến quan hệ hai nước và không có gì đáng báo động. Giới phân tích Iran cũng cho rằng, thậm chí sức ép của Nga buộc phải đẩy Iran ra khỏi Syria cũng là điều có ích cho Tehran. Tehran càng gần Israel thì họ càng dễ bị vướng vào các xung đột giữa Ả rập và Israel. Xét cho cùng, dù thế nào đi chăng nữa, quan hệ Iran và Nga vẫn có được thuận lợi và lợi ích riêng của cả hai nước.

Mặt khác, Iran xem xét khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép với Israel thông qua Syria và Lebanon. Giới chuyên gia cũng nhìn nhận đây là điều quan trọng để gây khó khăn cho Mỹ. Sự cải thiện  trong quan hệ Nga Mỹ  về vấn đề Syria có thể diễn ra vì Iran hoặc nằm luẩn quẩn trong chính sách của Tehran. Trong cùng thời điểm, việc cải thiện quan hệ Washington và Moscow có thể giúp cho ông Putin có vị trí tốt hơn trong đối thoại giữa Washington và Tehran. Một số nhà phân tích tại Iran sẵn sàng đặt cược vào bất kỳ cải thiện nào cho quan hệ Nga và Mỹ. Thậm chí họ đưa ra sự thật rằng Mỹ vẫn tiếp tục đưa vũ khí vào Ukraine và lập kế hoạch diễn tập quân tại biển Baltic.

“Mặt khác, Washington và Moscow đang bị mắc kẹt trong mối quan hệ chưa đi đến đâu. Điều đó có thể giúp Tehran có quan hệ lâu dài với Kremlin”, giới phân tích nhận định. Một phần điều này bắt nguồn từ lập trường nguyên tắc của Nga về thỏa thuận hạt nhân mà Tổng thống Trump muốn thảo luận tại thượng đỉnh Helsinki.

Nga vẫn liên tục duy trì vị trí của mình kể từ khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ