(Tổ Quốc) - Vòng thứ hai của đàm phán giải trừ hạt nhân giữa Mỹ và Nga kết thúc nhưng chưa hề có bất kỳ tiến triển nào.
Theo Millitary News, Mỹ và Nga đã kết thúc hai ngày đàm phán về việc kiểm soát vũ khí vào ngày 18/8 nhưng cả hai vẫn tồn tại các mâu thuẫn đối với việc Mỹ tiếp tục đưa ra các yêu cầu tham gia của Trung Quốc trong hiệp ước mới. Tuy nhiên, tín hiệu này phần nào cũng chỉ ra việc có thể sẵn sàng cho việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START)– dự kiến sẽ hết hạn trong năm tới.
Nhà đàm phán Mỹ Marshall Billingslea đã nói với báo chí sau khi kết thúc cuộc đàm phán tại Vienna rằng, có một số lĩnh vực thống nhất giữa Nga và Mỹ nhưng chúng tôi vẫn còn có chút khác biệt ở một số vấn đề chính.
Mỹ thuyết phục rằng, hiệp định hạn chế vũ khí hạt nhân mới nên bao gồm các loại đầu đạn hat nhân, trong đó có các biện pháp minh bạch hoặc giao thức xác minh tốt hơn đồng thời sẽ có các lộ trình liên quan đến sự tham gia Trung Quốc – quốc gia hiện đang gia tăng kho vũ khí hiện nay.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi hiệp ước kiểm soát vũ khí mới không chỉ với Nga mà còn với cả Trung Quốc. Các quan chức nói rằng nỗ lực tạo khung pháp lý ngay lập tức của chính quyền giữa Mỹ và Nga không nhằm mục tiêu vào Trung Quốc – quốc gia này đã phản đối các cuộc đàm phán và cũng sở hữu phần nào kho vũ khí hạt nhân.
Chính quyền Tổng thống Trump vẫn muốn đưa Trung Quốc vào ràng buộc trong một thỏa thuận hạt nhân nhưng các quan chức này nói rằng họ cũng có thể gia hạn Hiệp ước New START mới trong thời gian tạm thời.
Quan chức này nói rằng, việc gia hạn hiệp ước New START có thể kéo dài tới 5 năm, bao gồm hai hệ thống vũ khí mới của Nga mà Moscow đã trình làng. Việc gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hiện tại cũng giúp chính quyền Tổng thống Trump có thêm thời gian đưa Trung Quốc tham gia cùng Mỹ và Nga trong thỏa thuận mới.
Trung Quốc liên tục bác bỏ ý tưởng này nhằm tránh bị kéo vào thỏa thuận hạt nhân mới và nói rằng họ sẽ sẵn sàng tham gia nếu Mỹ đồng ý đáp ứng yêu cầu ngang bằng hạt nhân giữa các quốc gia. Trung Quốc được mời tham gia cuộc đàm phán ở Vienna nhưng không cử phái đoàn nào tham dự lần này.
Trong khi đó, Nga nói rằng nếu Trung Quốc là một phần của hiệp ước mới thì Anh và Pháp nên có mặt trong hiệp ước này. Đại diện Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Đại sứ Mikhail Ulyanov đã viết tweet cho rằng, bởi vì chưa có bất kỳ sự sẵn sàng nào của hai quốc gia châu Âu tham gia hiệp ước vũ khí mới nên cả Mỹ và Nga nên tập trung vào xem xét ở khía cạnh song phương.
Hiệp ước New START đã được ký vào năm 2010. Hiệp ước hạn chế mỗi quốc gia không được phép vượt quá 1550 đầu đạn hạt nhân và 700 tên lửa cũng như máy bay ném bom.
Sau khi cả Moscow và Washington rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung 1987 vào năm ngoái thì hiệp ước New START là hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất còn lại giữa hai nước. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 trừ khi các bên tham gia đồng ý gia hạn thêm 5 năm tiếp theo.
Nga đã đề nghị gia hạn mà không có bất kỳ điều kiện nào. Nhà đàm phán Billingslea chỉ ra rằng Mỹ sẵn sàng thảo luận về việc gia hạn nhưng chỉ khi có khuôn khổ ràng buộc về quá trình thay đổi đối với hiệp ước New START.
Ông Billlingslea nói rằng, cần phải có các sửa đổi đối với việc trao đổi thông tin từ xa. Ông cho rằng, thỏa thuận cũng phải bao gồm các liên quan đến tất cả các đầu đạn hạt nhân, bao gồm các tên lửa tầm ngắn và tầm chiến thuật do Nga sản xuất.
"Nếu có thể khôi phục những điều này và nếu chúng ta có thể giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến đầu đạn hạt nhân và nếu như chúng ta có thể làm như vậy có sự tham gia của Trung Quốc thì chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng", ông Billingslea cho biết. "Một lần nữa, đây là quyết định của Tổng thống Trump. Chúng ta không hề muốn lặp lại lời nói về một thỏa thuận tồi nhưng tôi muốn nói rằng chúng ta nên xem xét lại nếu quyết định gia hạn đối với hiệp ước New START trong năm nay".
Nhắc về triển vọng gia hạn hiệp ước, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov – người dẫn đầu phái đoàn Nga trong các cuộc đàm phán Vienna cho biết: "Các cơ hội không lớn nhưng chúng ta chưa hề cạn kiệt", hãng tin Interfax cho biết.
"Cuộc đàm phán tiếp theo vẫn chưa được lên lịch", ông Billingslea cho biết. "Tôi nghĩ rằng, cả Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã thực sự có các thảo luận cần thiết ở đây", ông Billingslea cho biết.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Mỹ vẫn khẳng định thỏa thuận ba bên trong đó có sự tham gia của Trung Quốc. Trong khi đó, Nga tin tưởng sẽ có sự tham gia của Anh và Pháp.
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!