(Tổ Quốc) - Giới quan sát cho rằng, sự bế tắc hiện tại trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đặt ra một thách thức chính trị lớn đối với nước Nga khi Moscow thiết lập mối quan hệ chiến lược dài lâu với cả hai nước.
Theo trang SCMP, việc gia tăng căng thẳng dọc biên giới Trung Quốc và Ấn Độ ở Himalayas diễn ra từ đầu tháng Năm và căng thẳng đỉnh điểm trong đầu tháng này đã gây nhiều tranh cãi.
Sự gia tăng xung đột này đã thúc đẩy mối quan tâm đối với Nepal, Nhật Bản và các quốc gia trong khu vực có liên quan đến cân bằng chính sách ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này cũng thu hút chú ý từ các siêu cường như Mỹ và Nga cùng với nỗ lực hòa giải trước đây nhưng chưa mang lại kết quả.
Các bế tắc hiện tại giữa Trung Quốc và Ấn Độ đặt ra một thách thức chính trị đối với Nga khi Moscow thiết lập quan hệ chiến lược lâu dài với cả hai nước.
Theo SCMP, quan hệ giữa Ấn Độ và Nga được mô tả chính thức là quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ấn Độ năm 2010. Bản chất đặc biệt trong quan hệ song phương hai nước đã từng nhấn mạnh nhiều lần trong những năm gần đây, chẳng hạn như chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Putin tới Ấn Độ vào năm 2018 hay cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Serge Lavrov và lãnh đạo đồng cấp Ấn Độ - Subrahmanyam Jaishankar. Hai bên đều thông qua quyết định: "Ấn Độ - Nga: Quan hệ đối tác dài lâu trong một thế giới thay đổi" cùng với đó là tuyên bố chung năm 2018 khẳng định tầm quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ trong một thực tế toàn cầu mới.
Nga và Trung Quốc đã nâng tầm quan hệ trong năm ngoái thúc đẩy quan hệ đối tác phối hợp chiến lược toàn diện cho kỷ nguyên mới. Một số ý kiến nhận thấy rằng đây là bằng chứng cho thấy hai nước đang mong muốn định hình lại bản chất quan hệ song phương giữa các thách thức mới và tăng cường cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu với Mỹ.
Từ các triển vọng kinh tế, dấu ấn thương mại trị giá 11 tỷ đôla Mỹ giữa Nga và Ấn Độ trong năm 2019 vẫn được xem là mờ nhạt hơn so với triển vọng thương mại trị giá 110 tỷ đôla Mỹ giữa Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ đang thúc đẩy quan hệ phát triển với Nga thông qua các hợp đồng vũ khí lớn. Ấn Độ liên tụ mua nhiều vũ khí của Nga, bao gồm hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga cùng với hàng loạt các máy bay chiến đầu như MiG-29 và Sukhoi Su-30.
Theo SCMP, Trung Quốc thúc đẩy sản xuất các trang thiết bị quân sự cho máy bay chiến đấu Chengdu J-20 và hệ thống phòng không HQ-9. Tuy nhiên, về công nghệ quốc phòng, Trung Quốc là khách hàng lâu đời của ngành công nghiệp vũ khí Nga. Bắc Kinh đã ký hợp đồng trị giá 2.5 tỷ đôla trong năm 2015 nhằm chuyển giao máy bay chiến đấu Su-35 thế hệ thứ tư và Trung Quốc cũng đã mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga.
Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc đều là hai quốc gia đứng đầu mua vũ khí của Nga trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. Trong cùng kỳ, Nga đã cung cấp 56% trong tổng sản lượng nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ.
Trong số 13 đội tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ vào ngày 24/6, có tới 4 đội đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Mongolia và Serbia là không thuộc các quốc gia của Liên Xô cũ. Số liệu thống kê đã nói lên đặc tính chiến lược quan trọng trong quan hệ giữa Nga và Ấn Độ cũng như Moscow và Bắc Kinh.
Theo các chuyên gia, trong khi Nga công nhận tính phức tạp trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ thì điều này chắc chắn rằng Moscow đảm bảo tuân thủ nguyên tắc hợp tác đa phương. Nga định hướng phát triển hài hòa mối quan hệ hai nước và tránh các động thái thiếu thận trọng. Nga có thể là trung gian tốt hơn so với Mỹ khi có mối quan hệ tích cực với Ấn Độ và Trung Quốc nhưng Moscow đã không làm như vậy mà thay vào đó là chọn cách ngăn chặn các động thái mơ hồ từ Delhi hoặc Bắc Kinh. Đây là bằng chứng chứng minh việc Nga tiếp tục ủng hộ tầm quan trọng của thảo luận ba bên khi nhấn mạnh đến các bất đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Nga đánh giá giá trị của Ấn Độ và Trung Quốc trong vai trò đối tác ngoại giao quan trọng. Vì vậy, Nga không nhất thiết muốn đặt quan hệ với Ấn Độ ngang tầm với Trung Quốc. Đây không phải là vấn đề ai gần gũi với Nga hơn. Trong khi Nga và Trung Quốc chia sẻ tầm nhìn chung về trật tự toàn cầu thì Ấn Độ theo đuổi chiến lược đa dạng và cố gắng cân bằng quan hệ với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Giá trị mà Nga đặt ra trong quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc thông qua khái niệm chính sách ngoại giao mới nhất của liên bang Nga về đàm phán ba bên giữa các nền tảng quan trọng khác về hợp với các đối tác Nga. Ba quốc gia đã thể hiện quan hệ thân thiết trong hợp tác thông qua SCO, BRICS và Liên Hợp Quốc hồi đầu tháng này.
Giới chuyên gia cho rằng, Nga hiện đang đứng ngoài các căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung QUốc mà không cần hỗ trợ hai bên. Giới quan sát cho rằng chiến lược này phù hợp với lợi ích của nước Nga trong việc tạo ra mối liên hệ chính trị đa dạng.