• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dấu mốc thỏa thuận đa dạng sinh học lịch sử tại hội nghị Liên hợp quốc

Thế giới 19/12/2022 19:46

(Tổ Quốc) - Các nhà đàm phán nhất trí tiến tới một thỏa thuận lịch sử tại Hội nghị đa dạng sinh học của Liên hợp quốc vào sáng ngày 19/12, trong đó bao gồm việc bảo vệ các vùng đất và đại dương trên thế giới và hỗ trợ tài chính quan trọng đối với các nước đang phát triển nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo hãng AP,  thỏa thuận được đưa ra trong thời gian diễn ra Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) ở Montreal, Canada. Với tư cách là nước Chủ tịch tại hội nghị lần này, Trung Quốc đã đưa ra dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu nhằm tạo động lực cần thiết cho các cuộc đàm phán.

Dấu mốc thỏa thuận đa dạng sinh học lịch sử tại hội nghị Liên hợp quốc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Phần quan trọng nhất của thỏa thuận là cam kết bảo vệ 30% diện tích đất và nước, đánh dấu sự quan trọng đối với đa dạng sinh học đến năm 2030. Hiện tại, cam kết duy trì bảo vệ 17% diện tích đất liền và 10% diện tích biển cần được bảo vệ.

"Chưa bao giờ có một mục tiêu bảo tồn nào trên toàn cầu ở quy mô lớn đến như vậy. Điều này mang đến cơ hội cho chúng ta để bảo vệ đa dạng sinh học trước nguy cơ bị đe dọa. Hiện thế giới đang ở trong phạm vi mà các nhà khoa học cho rằng có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt về đa dạng sinh học", ông Brian O'Donnell, Giám đốc của nhóm bảo tồn Chiến dịch vì Thiên nhiên cho biết.

Dự thảo cũng kêu gọi huy động khoảng 200 tỷ đô la vào năm 2030 từ nguồn công và tư để tài trợ cho thiên nhiên và giảm các khoản trợ cấp có hại cho thiên nhiên. 

Bộ trưởng các nước và quan chức chính phủ từ khoảng 190 quốc gia hầu hết đều nhất trí với mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học và xem đây là ưu tiên hàng đầu. Các bên cũng tìm kiếm một thỏa thuận mới nhằm ngăn chặn sự tàn phá thiên nhiên của con người và bắt đầu từ nỗ lực khôi phục lại những gì đã mất.

Liên hợp quốc cũng cho biết 3/4 diện tích đất đai trên thế giới đã bị thay đổi do tác động từ các hoạt động của con người. Vì vậy, một triệu loài động thực vật có thể phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ này.

Báo cáo cho biết biến đổi khí hậu gây ra ô nhiêm môi trường và cản trở đa dạng sinh học trên khắp thế giới. Trong năm 2019, thống kê cho thấy khoảng 1 triệu loài thực vật và động vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong vòng nhiều thập kỷ tới – ước tính tỷ lệ mất mát cao gấp 1.000 lần so với dự kiến./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ