• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dậy sóng Châu Âu gồng mình tăng quân lực tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

Thế giới 19/03/2019 21:24

(Tổ Quốc) - Các hoạt động hải quân của châu Âu gia tăng nhằm bảo vệ tự do hàng hải trong tuyến thương mại quan trọng giữa bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc.

Các quốc gia châu Âu sẽ thúc đẩy hiện diện tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm việc gia tăng các hoạt động hàng hải nhằm đối phó với Trung Quốc trong khu vực, nguồn tin ngoại giao và các nhà phân tích cho biết.

Dậy sóng Châu Âu gồng mình tăng quân lực tại Ấn Độ - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Hải quân châu Âu gia tăng tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh:Reuters

"Liên minh châu Âu đã sẵn sàng bắt đầu các hoạt động tại Ấn Độ -Thái Bình Dương", nghiên cứu cấp cao tại Washington – bà Liselotte Odgaard cho biết.

Bà Liselotte Odgaard nói rằng châu Âu sẽ có chính sách chung đối phó với các ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực.

Hải quân và không quân  Mỹ liên tục tăng cường tàu chiến và máy bay tuần tra nhằm đảm bảo một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Bà Odgaard cũng nói rằng, các quốc gia châu Âu sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự cùng với Ấn Độ và Nhật Bản.

Anh có kế hoạch triển khai các tàu sân bay đến Thái Bình Dương và cân nhắc thiết lập một loạt căn cứ mới trong khu vực. Pháp đang thảo luận về khả năng sẽ diễn tập quân sự với quân đội Nhật Bản.

Gần đây, các quốc gia liên minh châu Âu liên tục bày tỏ về các thách thức kinh tế và an ninh trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong một tài liệu châu Âu xuất bản trong tuần trước, lần đầu tiên châu Âu xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh kinh tế lớn.

Ngày 18/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc và châu Âu vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt trong các vấn đề tuy nhiên, quá trình hợp tác là trụ cột trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa hai bên.

Ông John Hemmings, giám đốc trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc nhóm nghiên của Anh cũng nói rằng, Anh đang cân nhắc chính sách chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản.

" Nước Anh sẽ không dẫn đầu nhưng chắc chắn sẽ theo dõi và tham gia trở thành đối tác của cộng đồng quốc tế vì một Ấn Độ - Thái Bình Dương", ông Hemmings nói thêm.

Phía Hà Lan hồi tháng 10 cho biết sẽ gửi tàu chiến tham gia cùng với tàu sân bay của Anh  HMS Queen Elizabeth triển khai tại vùng nước Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm 2021.

"Chúng tôi sẽ luôn bám sát hơn nữa. Anh, Canada, Australia và các quốc gia châu Âu khác sẽ cùng nhau và phối hợp trong các hoạt động tại khu vực", ông  Hemmings nói thêm.

Hồng Nhung

Từ khóa:

NỔI BẬT TRANG CHỦ