(Tổ Quốc) - Sáng nay (4/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo thông tin về Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP.
- 29.12.2020 SCMP: Các quốc gia châu Á đã bắt đầu chiến dịch vaccine phòng Covid-19 ra sao?
- 21.12.2020 Thủ tướng: Hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị sản xuất, nghiên cứu vaccine phòng COVID-19
- 21.12.2020 Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy quá trình thử nghiệm vaccine phòng Covid-19
- 14.12.2020 Khởi động chiến dịch vaccine mang đến hi vọng cho hàng triệu người dân Mỹ
- 10.12.2020 Chùm ảnh: Nhiều tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 "made in Việt Nam"
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã trả lời báo chí liên quan đến lộ trình nhập khẩu vaccine COVID-19 từ nước ngoài. Ông cho biết Việt Nam đang đồng thời đàm phán với 4 nước Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc để mua vaccine.
Trong đó, tất cả các phía đều yêu cầu Việt Nam ký một biên bản bảo mật thông tin. Tuy nhiên, đến nay, đã có một số thông tin được công khai. Với Anh, Việt Nam đàm phán mua vaccine AstraZeneca; với Mỹ, Việt Nam đàm phán mua Pfizer; với Nga đàm phán mua vaccine Sputnik V. Trong khi đó, thông tin về vaccine của Trung Quốc không được đề cập. Được biết, Việt Nam đang có kết quả gần nhất với công ty của Anh để mua vaccine AstraZeneca.
“Chúng ta đã ký với họ đảm bảo vaccine cho 15 triệu dân, nghĩa là khoảng 30 triệu liều. Theo lộ trình quý I đến quý IV đều có vaccine”, Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, công ty Pfizer đã đặt ra lộ trình đến quý IV này sẽ giao vaccine cho Việt Nam. Với vaccine của Nga, Việt Nam đang đàm phán theo hướng chuyển giao công nghệ sản xuất cho một công ty trực thuộc của Bộ Y tế.
Về giá của vaccine, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết sẽ chênh lệch không nhiều giữa các đối tác đàm phán. Việc mua vaccine còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản, thanh toán, giao hàng… và còn vấn đề thử nghiệm lâm sàng.
Được biết, hiệu quả của các loại vaccine là khác nhau. Thấp nhất là loại 65%, còn cao nhất là loại 94,5%, trung bình là 80-90%.
“Tất cả điều này chúng tôi đang tính toán và xin ý kiến các bộ ngành để báo cáo Chính phủ bởi vấn đề này chưa có tiền lệ”, Thứ trưởng Bộ Y tế Cường nói.
Ngoài vaccine thương mại, trên thế giới còn có Liên minh toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI), mua vaccine của một số công ty, để cung cấp cho 90 nước trong đó có Việt Nam. Vaccine này sẽ cung cấp cho khoảng 16% dân số thế giới, với giá rẻ nhất có thể được.
Về tình hình trong nước, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19. Đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vaccien và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC); Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty TNHH Dược Nanogen (NANOGEN).
Trong đó, NANOGEN đã tiêm thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 (Nanocovax) trên người từ ngày 17/12/2020 và đã tiêm 2 liều (25 mcg và 50 mcg trên người tình nguyện). Hiện sức khỏe người tình nguyện sau tiêm đều khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng bất thường; IVAC là nhà sản xuất có tiến độ nghiên cứu vaccine Covid-19 nhanh thứ hai hiện nay tại Việt Nam.
Hiện IVAC đã đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vaccine Covid-19 Covivac trên người tình nguyện vào tháng 1.2021, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.