(Tổ Quốc) - Italy và Mỹ hiện đang từng bước nới lỏng các hạn chế nhằm khôi phục lại kinh tế sau thời gian trì hoãn vì dịch bệnh.
Các nhà lãnh đạo và tổ chức thế giới đã cam kết hỗ trợ 8 tỷ đôla gây quỹ đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu vaccine và lộ trình điều trị bệnh cùng với nhiều hi vọng đảm bảo rằng không một quốc gia nào trên thế giới bị lãng quên trong cuộc chiến chống Covid-19.
Theo hãng Reuters, Italy – quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới vì dịch bệnh đã cho phép khoảng 4.5 triệu người trở lại làm việc sau gần hai tháng ở nhà. Mọi người có thể ra ngoài thăm họ hàng sau thời gian cách ly xã hội.
"Tôi đã thức dậy vào lúc 5:30 sáng và tôi cảm thấy thật thoải mái", bà Maria Antonietta Galluzzo đi bộ cùng cậu cháu trai 3 tuổi ở công viên Vlla Borghese của Rome sau 8 tuần phải tuân thủ cách ly xã hội.
Ở Mỹ - quốc gia có tới 1.2 triệu ca nhiễm và 68.000 tử vong cao nhất thế giới, trong đó bang Ohio và các bang khác đang nới lỏng các hạn chế để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thời báo New York Times cho biết, Mỹ có số ca tử vong tăng mỗi ngày từ 1/6 đến nay.
Bang New York chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, Thống đốc Andrew Cuomo đã đưa ra các giai đoạn cụ thể nhằm tái mở cửa kinh tế, bắt đầu với các ngành công nghiệp như xây dựng và từng bước nới lỏng đối với các khu vực ít bị ảnh hưởng.
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Phần Lan,Nigeria, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Israel và Lebanon cũng là các quốc gia đang từng bước mở cửa với các nhà máy, công trình xây dựng, công viên, tiệm làm tóc và thư viện.
Sự gia tăng hàng ngày các ca nhiễm Covid-19 khắp thế giới cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Các ca nhiễm nhẹ cũng tăng lên tới 3.58 triệu, hãng Reuters cho biết.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết, dịch bệnh đã khiến cho 29.000 người tử vong và hơn 1000 ca nhiễm mới được thông báo mỗi ngày. Mối đe dọa dịch bệnh vẫn đối mặt với nhiều rủi ro cao.
Một thế giới thay đổi
Các dữ liệu của Italy cho biết, thêm 11.600 ca tử vong vì Covid-19 mà không tiến hành xét nghiệm hoặc có thể các cơ sở y tế không đủ sức để điều trị.
Italy vẫn cấm tụ tập đông người. Hầu hết các cửa hàng vẫn phải đóng cửa cho đến 18/5. Trường học, rạp chiếu phim và các nhà hát vẫn phải đóng cửa.
"Mọi thứ đã trở nên tốt đẹp hơn khi quay trở lại cuộc sống bình thường nhưng thế giới đã thay đổi. Tôi lo lắng rằng chúng ta đang trở lại quá sớm. Tôi không biết rằng liệu Italy có thể sống qua làn sóng lây nhiễm thứ hai hay không", ông Gianluca Martucci kinh doanh ăn uống trên phố Rome cho biết.
Các hiệu cắt tóc, thợ rèn và các cửa hàng khác cũng từng bước mở cửa ở Tây Ban Nha. Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang ở ga tàu điện ngầm Madrid.
Giải bóng đá thu hút chú ý ở Tây Ban Nha – La Liga cho biết các câu lạc bộ đang bắt đầu tập luyện với hy vọng sẽ nối lại mùa giải vào tháng Sáu. Các giai đoạn nới lỏng hạn chế tương tự cũng diễn ra ở Bồ Đào Nha, Bỉ, Ấn Độ và Israel.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã mở rộng tình trạng khẩn cấp ít nhất đến 31/5.
Cơ quan quản lý dịch bệnh ở châu Âu cho biết, Anh đang từng bước nới lỏng các hạn chế và là một trong số 5 quốc gia châu Âu đang đối mặt với rủi ro vì dịch bệnh bùng phát.
Theo hãng Reuters, người dân khắp thế giới đang trở lại nhịp sống bình thường mới sau dịch bệnh.
Ở Rome, xe hơi, xe bus và phương tiện xe máy đã được sử dụng nhiều hơn. Giao thông đã bắt đầu nhộn nhịp nhưng người dân vẫn lưu ý phải giữ khoảng cách.
Tại Beirut, các nhà hàng bắt đầu mở cửa trở lại. Iran đã thông báo hơn 6000 ca tử vong vì mở cửa lại Nhà thờ Hồi giáo tại 132 thành phố.
Hợp tác chưa từng có tiến lệ
Sau phản ứng toàn cầu đối với đại dịch, người đứng đầu Ủy ban châu Âu – ông Ursula von der Leyen cho biết, Liên Hợp Quốc dã kêu gọi tài trợ quyên góp lên tới 8.1 tỷ đô la nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu chưa từng có tiền lệ.
" Đây là nỗ lực thúc đẩy nghiên cứu vaccine nhằm giúp người dân toàn cầu vượt qua dịch bệnh", Tổng thống Phap Emmanuel Macron nói.
Một quan chức cấp cao của Mỹ từ chối trả lời lý do Mỹ không tham gia chiến dịch này.
"Chúng tôi ủng hộ nỗ lực của châu Âu. Đây là một trong số các nỗ lực cam kết mà Mỹ luôn đi đầu", một quan chức nói với báo chí trên điện thoại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu ngừng hỗ trợ Tổ chức Y tế thế giới để Mỹ tập trung nhiều hơn vào công tác chống dịch bệnh.
Các hoạt động tại nhà máy giảm hẳn trên toàn thế giới vào tháng Tư khiến cho chuỗi sản xuất dường như đóng băng và nhu cầu cũng giảm hẳn. Kinh tế toàn cầu đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, đại dịch bùng phát cùng với cuộc chiến giá dầu đã khiến cho kinh tế thế giới rơi vào bờ vực suy thoái trong bối cảnh hiện tại. Nỗ lực nới lỏng hạn chế, từng bước khôi phục lại kinh tế là các bước mà thế giới đang nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này.