(Tổ Quốc) - Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tàu ngầm Nhật Bản không phải là thứ duy nhất ẩn nấp bên dưới vùng biển Thái Bình Dương.
Lính thủy đánh bộ nói riêng và binh sĩ Mỹ nói chung luôn được huấn luyện để có thể hoạt động ở bất kỳ vùng đất và địa điểm nào trên thế giới. Bất cứ khi nào nhận nhiệm vụ triển khai đến địa bàn chiến đấu họ đều được thông báo sơ lược về hệ động vật ở địa phương.
Theo đó, bài học quan trọng nhất rút ra từ bộ quy tắc ứng xử an toàn là đừng có gây rối với động vật hoang dã tại bản địa. Mặc dù có những lính đặc nhiệm Mỹ rất thích đùa nghịch với các con vật nguy hiểm nhưng trong chiến đấu, nhiều khi họ phải trả giá bằng tính mạng.
Dưới đây là danh sách ba loài động vật “sát thủ” nhất đối với binh lính Mỹ khi tham gia chiến đấu ở những vùng đất xa xôi.
Hổ Đông Dương
Những năm lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam, họ đã phải đối mặt với không ít cuộc tấn công chưa từng thấy từ loài hổ bản địa - Hổ Đông Dương (Indochinese Tiger). Đây là loài động vật hoang thực sự đã gây ra một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm với lính Mỹ khi họ tiến hành các chiến dịch ở trong rừng.
Năm 1968, Tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Mỹ thiết lập một trạm quan sát gần Quảng Trị. Về bản chất, hổ là loài săn mồi phục kích về đêm, nhưng không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Vì vậy, một lính thủy đánh bộ Mỹ đang ngủ đã bị tấn công trong đêm khuya. Khi số lính còn lại của Thủy quân lục chiến Mỹ tỉnh giấc vì tiếng la hét của đồng nghiệp thì anh ta đã bị hổ kéo cổ vào rừng.
May mắn, họ đã kịp giết chết con hổ và giải cứu anh ta. Thế nhưng, cũng thật không may, chính con hổ đó đã giết chết một lính thủy đánh bộ khác ở cách đó 10 dặm. Vẫn còn rất nhiều những câu chuyện khác được kể về việc lính Mỹ bị hổ tấn công ở Việt Nam.
Cá mập Trắng Đại Dương
Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tàu ngầm Nhật Bản không phải là thứ duy nhất ẩn nấp bên dưới vùng biển Thái Bình Dương.
Sự vụ cá mập tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử đã xảy ra với thủy thủ đoàn tàu USS Indianapolis sau khi họ hoàn thành một nhiệm vụ tối mật.
Sau khi hoàn tất sứ mệnh vận chuyển các bộ phận của bom hạt nhân, vũ khí đóng vai trò kết thúc chiến tranh, tàu USS Indianapolis đã bị phục kích bởi tàu ngầm I-58 của Nhật Bản.
Trong số sáu quả ngư lôi phóng đi, có hai quả trúng đích và đánh chìm tàu USS Indianapolis trong vòng 12 phút.
Trong số 900 người sống sót sau vụ chìm tàu, chỉ có 316 người được cứu vớt. Ba tàu hải quân khác có thể tham gia cứu nạn tàu USS Indianapolis nhưng họ đã phớt lờ lời kêu gọi.
900 người sống sót ban đầu thì ước tính có tới 150 người đã chết vì bị cá mập tấn công.
Chính những âm thanh phát ra từ các vụ nổ, tiếng va đập khi tàu chìm và máu người hòa tan trong nước đã thu hút sự chú ý của cá mập.
Mặc dù có nhiều loài cá mập sống ở ngoài biển khơi nhưng không loài nào được coi là hung dữ như loài cá mập Trắng Đại Dương.
Muỗi độc
Muỗi có mặt ở khắp mọi nơi. Loài muỗi là nguyên nhân gây ra hơn 700 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, Virus Tây sông Nile, sốt vàng da và Zika.
Loài ma cà rồng nhỏ bé này cũng không nhận được nhiều tình cảm từ các nhà khoa học. Họ cho rằng trong số hơn 3.000 loài muỗi khác nhau trên khắp thế giới, ước tính chỉ có khoảng 200 loài nhắm vào con người.
Mặc dù chúng là sinh khối quan trọng trong chuỗi thức ăn và giúp thụ phấn cho cây trồng nhưng muỗi không quan trọng đến mức không thể thay thế nếu bị loại bỏ hoàn toàn khỏi lưới thức ăn.
Mỗi nằm, có khoảng một triệu người chết vì bệnh do muỗi gây ra. Với tỷ lệ sát thương như vậy, muỗi là thứ chết chóc nhất mà một binh lính có thể gặp phải trong chiến đấu.