(Tổ Quốc) - Tổng thống Iran Rouhani vừa đưa ra cáo buộc Mỹ đang tạo ra căng thẳng đỉnh điểm với Iran trong bối cảnh ông Rouhani chuẩn bị tham gia cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
“Châm ngòi chiến tranh”
Nhấn mạnh tại cuộc diễu binh ở Iran trong tuần, ông Rouhani cho biết, Washington không còn cơ hội có thể dàn dựng âm mưu chống lại Tehran thông qua các quốc gia trong khu vực mà là một cuộc chiến đối đầu trực tiếp đối với Iran ở thời điểm hiện tại.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: FT |
“Mỹ đã bắt đầu chiến tranh gây “tổn thương hệ thống Hồi giáo” kể từ sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các siêu cường. Iran sẽ không khuất phục chỉ vì điều này”, ông Rouhani nói
“Ngày nay, các quốc gia phương Tây và phương Đông hợp tác với chúng tôi liên tục lên án Mỹ. Chúng tôi sẽ đối phó với chính quyền Tổng thống Donald Trump”, ông Rouhani nói.
Iran đã kết tội Mỹ và Saudi Arabia: “Họ yêu cầu chúng tôi phải từ bỏ vũ khí…Tuy nhiên, Iran sẽ thúc đẩy phát triển sức mạnh quốc phòng mỗi ngày”.
Các quan chức Iran đã triệu tập các nhà ngoại giao từ Anh, Đan Mạch và Hà Lan vào cuối tuần này và cho rằng các quốc gia châu Âu đưa ra các cáo buộc quy tội khủng bố và phát động cuộc tấn công.
“Đại sứ UAE vào ngày 23/9 đã lên tiếng, các tuyên bố của Tehran là vô trách nhiệm và xúc phạm”, hãng tin bán chính thức ISNA cho biết.
Cùng với trừng phạt của Mỹ làm tổn thương Iran, các quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Iran Rouhani đang bày tỏ hi vọng cuộc họp Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc sẽ là cơ hội nhằm giảm đi sức ép kinh tế đối với Iran đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác với Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức – các quốc gia vẫn còn trong thỏa thuận hạt nhân.
Ông Mohammad-Sadegh Javadi-Hesar, một chính trị gia có tư tưởng cải cách tại Iran cho biết, những gì có thể giúp giảm đi ảnh hưởng trừng phạt của Mỹ là thúc đẩy các phiên họp quốc tế nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với Iran và chống lại Mỹ thông qua vấn đề hạt nhân. Tổng thống Rouhani đã lên nắm chính quyền từ năm 2013 sau khi ông đưa ra hứa hẹn với các cử tri rằng ông sẽ mang lại thịnh vượng kinh tế cho Iran. Tuy nhiên, việc Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi tháng Năm và tăng cường các biện pháp trừng phạt đã khiến cho kinh tế Iran rơi vào khủng hoảng cùng với đó là động rial giảm mạnh. Vào ngày 21/9, Tổng thống Trump đã viết dòng tweet thông báo sẽ chủ trì phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm thảo luận về vấn đề Iran.
Đã đến lúc Iran buộc phải đưa ra lựa chọn “được hoặc mất”
Giới quan sát cho rằng, mặc dù giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này nhưng Tổng thống Trump có thể đối mặt với rủi ro vì bị cô lập.
“Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ vẫn tiếp tục duy trì”, một nhà ngoại giao ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao châu Âu không đảm bảo liệu họ có thể duy trì thỏa thuận trong bối cảnh đối mặt với các trừng phạt bủa vây các công ty châu Âu. Các quan chức Nhà Trắng đưa ra chỉ trích đối với Pháp, Đức và Anh vì nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân và luôn tìm cách nới lỏng trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng, nỗ lực của chính phủ châu Âu đang phí sức khi mối đe dọa liên tục tăng cường đối với các công ty châu Âu đang chịu sức ép nặng nề vì giao dịch với Iran.
“Châu Âu phải đưa ra quyết định. Và tôi cho rằng, quyết định cần phải thực hiện nhanh chóng. Hãy nhìn xem, kinh tế Iran đang bị cô lập từ phía”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Nikki Haley cho biết.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã tuyên bố vào tháng trước sẽ không có bất kỳ đàm phán nào với chính quyền Mỹ hiện tại. Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho biết sẽ không có cuộc gặp nào lên kế hoạch hiện tại.
Iran bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng, nước này hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố trong khu vực và tìm kiếm nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân thông qua chương trình tên lửa. Các trừng phạt của Mỹ đã khiến cho kinh tế Iran lao đao cùng với sự sụt giảm của đồng rial. Trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu của Iran sẽ tiếp tục có hiệu lực vào tháng 11. Thậm chí, một số quan chức Mỹ cũng khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường trừng phạt vào Tehran.
“Iran có hai lựa chọn: hoặc là thực hiện cải cách triệt để và lôi kéo các quốc gia khác đứng về phía họ thông qua thỏa thuận hạt nhân hoặc sẽ phải nhượng bộ lớn từ Mỹ trong tương lai gần. Nếu khủng hoảng kinh tế khiến cho Iran bắt buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ thì chắc chắn Tổng thống Rouhani sẽ không thể làm điều này. Người dân Iran đang hoảng sợ bởi ảnh hưởng lớn từ trừng hạt của Mỹ. Họ có thể tìm cách đầu tư vào các tài sản khác nhằm tránh khỏi rủi ro bởi sự tụt giảm của đồng rial. Phe “cứng rắn” của Iran cho rằng, Tehran đang không có chiến lược và không biết làm gì với Mỹ. Tuy nhiên, sức ép của Mỹ sẽ không thể đẩy Tehran cô lập hoàn toàn thêm nữa.
“Chỉ là chính quyền Tổng thống Trump đang muốn tăng cường sức ép kinh tế nhằm thay đổi chế độ Iran và bắt Tehran phải ngồi vào bàn đàm phán”, một số nhà lãnh đạo Iran cho biết.
Tuy nhiên, phía Mỹ liên tục bác bỏ cáo buộc rằng Washington muốn thay đổi chế độ đối với Tehran./.