• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Định hướng mới của Hàn Quốc trong nỗ lực thiết lập "liên minh chuỗi cung ứng"

Thế giới 20/05/2022 20:02

(Tổ Quốc) - Trang SCMP dẫn tin, Hàn Quốc trong nhiệm kỳ tân Tổng thống Yoon Suk-yeol đang tìm kiếm sự đa dạng hóa thương mại và thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế khác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào hàng nhập khẩu Trung Quốc, đặc biệt là hàng sử dụng trong lĩnh vực điện tử hàng đầu thế giới sẽ khó có thể phá vỡ.

Định hướng mới của Hàn Quốc trong nỗ lực thiết lập "liên minh chuỗi cung ứng" - Ảnh 1.

Tổng thống Yoon Suk-yeol. Ảnh: SCMP

Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang chuẩn bị chính sách định hướng quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc với các nước khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và xây dựng "liên minh chuỗi cung ứng". Cho đến hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm 25% tổng kim ngạch thương mại năm ngoái, tiếp theo là đến Mỹ (chiếm 15%). Tuy nhiên, trong định hướng của chính quyền tân Tổng thống Yoon, Hàn Quốc cần tiếp tục tìm cách thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các nền kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

"Chúng ta cần đa dạng hóa nhập khẩu. Chúng ta cũng cần liên minh chuỗi cung ứng", truyền thông Hàn Quốc trích dẫn lời trợ lý cấp cao của tổng thống Hàn Quốc cho biết.

"Việc xây dựng năng lực quản lý chuỗi cung ứng ở cấp quốc gia đang trở nên quan trọng hơn. Chính phủ sẽ quản lý chuỗi cung ứng, là cốt lõi của ý tưởng an ninh kinh tế", một quan chức trong điều kiện giấu tên cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, việc đảm bảo chuỗi cung ứng đối với hàng hóa và nguyên liệu quan trọng đang trở thành ưu tiên với nhiều quốc gia sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy Hàn Quốc còn một chặng đường dài phía trước.

Ông Kim Ba-woo, nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc cho biết dù là đất hiếm hay khí quý thì Hàn Quốc có thể nhập khẩu ở những nơi khác ngoài Trung Quốc. Vấn đề là chi phí khai thác tài nguyên ở những nơi khác có thể cao hơn do các quy định về môi trường.

Định hướng chính sách mới trong chính quyền tân Tổng thống Yoon Suk-yeol

Hàn Quốc đang có kế hoạch chính thức đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Viện Brookings ước tính Hàn Quốc có thể đạt được 86 tỷ USD mỗi năm khi gia nhập khối thương mại vì sẽ tăng cường sự tham gia của đất nước "trong chuỗi cung ứng châu Á và Bắc Mỹ" bằng cách giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan với các nền kinh tế như Nhật Bản, Malaysia, Mexico và Việt Nam.

Tất cả 11 quốc gia thành viên của CPTPP sẽ tham gia phê chuẩn thành viên mới cùng với các cuộc đàm phán dự kiến sẽ mất ít nhất một năm. Hàn Quốc cũng sẽ tăng cường hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi tham gia Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). RCEP là khối thương mại lớn nhất thế giới với 15 quốc gia, trong đó 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và  5 nước đối tác của ASEAN.

Trong nhiệm kỳ của tân Tổng thống Yoon, các chính sách của Hàn Quốc đang đặt ra các định hướng trong tương lai. Ông Yoon bày tỏ lập trường cứng rắn với Trung Quốc, tuy nhiên sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào nhập khẩu của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử hàng đầu thế giới sẽ khó bị phá vỡ.

Hàn Quốc nhập khẩu tỷ trọng lớn thiết bị điện tử từ Trung Quốc trong thời gian qua. Hàn Quốc đã nhập khẩu 17,93 tỷ USD chip bán thành phẩm từ Trung Quốc vào năm 2020, chiếm 39,5% tổng giá trị nhập khẩu chất bán dẫn.

Seoul cũng phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc. Đất hiếm là một thành phần quan trọng của pin xe điện, trong đó Hàn Quốc là nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Khoáng chất đất hiếm cũng sử dụng trong chất bán dẫn và ô tô.

Chất bán dẫn và đất hiếm nằm trong bốn mặt hàng mà chính quyền Tổng thống Biden đã xác định là tài sản chiến lược quan trọng, trong đó pin xe điện và các thành phần dược phẩm khác. Các nền kinh tế lớn đang tiếp tục giành thị trường để đảm bảo nguồn cung ổn định cho những mặt hàng này, đặc biệt là sau các gián đoạn do đại dịch.

Các quốc gia như Đức, Nhật Bản và Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa nhập khẩu đất hiếm sang các nước khác như Brazil và Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai quốc gia vẫn thiếu hầu hết công nghệ cần thiết để sản xuất và tinh chế vật liệu đất hiếm ở dạng có thể sử dụng được cho các mục đích công nghiệp. Trung Quốc sản xuất 85% đất hiếm tinh luyện trên thế giới vào năm 2020. 

"Đa dạng hóa nhập khẩu các mặt hàng quan trọng  sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển các dự án của Mỹ và EU cũng  như kế hoạch kiểm soát nguồn lực ở một số quốc gia .Các quy định về môi trường ở Đông Nam Á hiện tại không nghiêm ngặt nhưng khả năng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn do nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng", ông Kim Ba-woo cho biết. 

Trong thời gian dài, Trung Quốc đã hưởng lợi từ nhiều thập kỷ sản xuất đất hiếm nhưng không đưa ra các quy định cụ thể./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ