(Tổ Quốc) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), Việt Nam hiện có 280 dự án đầu tư tại Lào, với tổng vốn 5,1 tỷ USD. Riêng tại tỉnh Attapeu có 17 dự án.
- 25.07.2018 Vỡ đập thủy điện Lào: Thêm chi tiết về nguyên nhân sự cố
- 25.07.2018 Công nhân Việt Nam mắc kẹt do vỡ đập tại Lào sẽ được giải cứu bằng trực thăng
- 25.07.2018 Công ty Việt Nam tham gia dự án thuỷ điện tại Lào công bố thông tin về sự cố
- 25.07.2018 Vỡ đập thủy điện ở Lào ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
- 25.07.2018 50 tấn gạo, 100.000 gói mì tôm… đến người dân bị ảnh hưởng vỡ đập thủy điện Lào
- 25.07.2018 Cận cảnh vỡ đập thủy điện tại Lào: 3.000 người cần được 'giải cứu'
- 25.07.2018 Vỡ đập thuỷ điện Lào: Cập nhật tình hình thương vong và cứu hộ
Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào. Chỉ tính 5 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam vào Lào là 80,12 triệu USD, chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Riêng tại tỉnh Attapeu có 17 dự án, tổng vốn đầu tư 1,1 tỷ USD tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, năng lượng, chế biến, chế tạo và khai khoáng.
(Nguồn: ABC Laos) |
Về lĩnh vực thủy điện, Việt Nam đang triển khai 5 dự án tại Lào với tổng công suất 803 MW, tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Trong số này một dự án đã đi vào hoạt động, sản xuất điện; 5 dự án đang trong giai đoạn xây dựng hoặc nghiên cứu khả thi, đàm phán hợp đồng phát triển dự án với Chính phủ Lào.
Riêng tại tỉnh Attapeu có 3 dự án thủy điện của Việt Nam gồm Xekaman 1, Nậm Công 2 và Nậm Công 3, với tổng công suất 432 MW, vốn đầu tư 704 triệu USD. Trong đó dự án Nậm Công 2 và 3 đang trong giai đoạn xây dựng.
Hoàng Anh Gia Lai là một trong những doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn tại tỉnh Attapeu. Tập đoàn này đã trồng 17.000 ha cao su tại đây; có một dự án thủy điện nằm ở phía Tây Trường Sơn…
Trong đêm 23/7, tại tỉnh Attapeu (Lào) xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe, Hoàng Anh Gia lai bị thiệt hại về hoạt động đầu tư và kinh doanh của dự án tại Attapeu, nhưng không đáng kể, không có thiệt hại về người, có 26 người gồm cả công nhân và 2 trẻ em bị mắc kẹt tại ngọn đồi thuộc Nông trường 12 (tỉnh Attapeu) nhưng sau đó đã được đưa ra ngoài an toàn.
VnExpress đưa tin, một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh ở tỉnh Attapeu cũng cho biết ít nhiều chịu thiệt hại về kinh tế, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Việt Nam Viettel cho biết, theo thống kê sơ bộ có 4 trạm thu phát sóng trên địa bàn của Sanamsay đã hoàn toàn bị tê liệt. Các thiết bị trong 4 trạm này đều không thể hoạt động. Còn 2 trạm nữa đang nằm trọn vẹn trong vùng bị chia cắt…
Dù đầu tư sang Lào còn nhiều khó khăn nhưng các dự án của Việt Nam đều được Chính phủ Lào đánh giá là dự án hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội, tạo thêm việc làm cho người dân, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ Lào. Về phần mình, các doanh nghiệp Việt khẳng định Lào là một thị trường đầu tư tiềm năng. Thậm chí, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã coi đây là quê hương thứ 2 của mình sau một thời gian gắn bó.
Hà Giang (T/h)