• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối đấu Iran và Israel: Chỉ có Nga mới đủ sức ngăn cản?

Thế giới 19/03/2019 15:30

(Tổ Quốc) - Theo tờ Haaretz, cả Israel và Iran đều không tin Nga. Nhưng chỉ có Tổng thống Putin mới ngăn cản chiến tranh giữa họ.

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran

Tờ Haaretz cho rằng, Iran và Israel sẽ không bao giờ tình nguyện đặt lợi ích an ninh quốc gia vào tay Kremlin. Tuy nhiên, họ cần phải có một bên thứ ba đứng ra can thiệp mâu thuẫn tại Syria bởi không có lựa chọn nào khác.

Đối đấu Iran và Israel: Chỉ có Nga mới đủ sức ngăn cản? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:AP

Cuộc cách mạng năm 1979 đã đưa Iran trở thành một quốc gia Hồi giáo đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách ngoại giao của nước này và đặc biệt, điều này cũng khiến Israel có phần gia tăng lo lắng.

Các phản ứng mạnh mẽ giữa Israel và Iran liên tục tạo nên nhiều căng thẳng giữa hai bên trong suốt thời gian qua. Các cuộc tấn công qua lại cũng diễn ra cùng với các đòn đáp trả chưa đến hồi kết.

Iran không trực tiếp đối đầu với Israel nhưng lại tiếp tay hỗ trợ quân đội, tài chính và chính trị cho lực lượng Hezbollah và nhóm khủng bố Palestine nhằm tăng cường các hoạt động tác chiến chống lại Israel và Jews, phục vụ lợi ích của Tehran.

Chương trình hạt nhân của Iran cũng được xem là thách thức với Israel, gia tăng đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai nước. Đây là kết quả của cuộc tấn công quân sự Israel đối phó với hạ tầng hạt nhân của Iran nhằm ngăn chặn Tehran đạt được các thành tựu hạt nhân.

Kịch bản tấn công của Israel vẫn ở ngoài thương lượng với Iran. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran – một động thái mà chính phủ Israel có lẽ đã ăn mừng. Tuy nhiên, Iran hiện vẫn tiếp tục giữ thỏa thuận với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức. Miễn là cho đến khi cuối cùng và các hạn chế chương trình hạt nhân của Iran vẫn tiếp tục thì Israel không có lợi khi tiến hành một cuộc tấn công.

Xung đột giữa hai nước càng gay gắt trong bối cảnh triển khai quân đội Iran tại Syria – gần với biên giới phía bắc của Israel. Nội chiến Syria gần kết thúc và chiến thắng thuộc về chính quyền Tổng thống Assad. Điều này có nghĩa sẽ không xuất hiện lực lượng Iran hay các bên liên quan về sự sống còn của chính quyền.

Sự hiện diện tại Syria cùng với tham vọng của Iran và khả năng thách thức Israel ở hai mặt trận, từ Syria và từ Lebanon. Israel liên tục cho thấy rõ ràng rằng họ sẽ không cho phép Iran thiết lập sự hiện diện lâu dài tại Syria. Có sự đối đầu quân đội trực tiếp cấp độ thấp giữa Israel và Iran tại Syria. Israel từng sử dụng sức mạnh quân sự nhằm vào Iran tại Syria.Các cuộc tấn công liên tục xảy ra cùng với các thách thức leo thang qua lại giữa hai bên.

Bàn tay Nga ở giữa có làm nên chuyện?

Tương lai lợi ích giữa Iran và Israel tại Syria được cho là đối lập. Iran dường như không muốn rút quân khỏi Syria. Điều này là một phần quan trọng trong nỗ lực quốc phòng đối phó với thách thức Israel. Israel sẽ luôn gồng mình ngăn cản việc Iran xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược bởi điều này sẽ thách thức nghiêm trọng cho Israel.

Tuy nhiên, không bên nào hứng thú với đối đầu trực tiếp. Điều đó cho thấy từ phản ứng hạn chế của Iran đối với các cuộc tấn công của Israel. Khả năng cho thấy xung đột quân sự có thể xảy ra nhưng chỉ ở mức độ thấp nhằm ngăn cản leo thang căng thẳng.

Cả Iran và Israel đều không muốn xung đột. Tuy nhiên, bởi các tính toán sai lầm hoặc có thể là hiểu lầm cùng với các căng thẳng chính trị trong nước, xung đột thường xuyên vẫn có thể xảy ra cho dù cả hai nước đều muốn tránh.

Hướng hiệu quả để giải quyết điều này sẽ là tạo cơ chế ngăn chặn khủng hoảng, thúc đẩy trao đổi thông tin giữa hai bên, làm rõ ranh giới lằn ranh đỏ tránh gây xích mích. Cơ chế này có thể phát huy tính hiệu quả trên toàn cầu và trong khu vực.

Tuy nhiên, cả Israel và Iran đề không thể thiết lập cơ chế như vậy. Đối thoại trực tiếp là điều khó khăn. Vì vậy, sự xuất hiện của bên thứ ba là điều hiển nhiên. Bên thứ ba phải được hiểu là không hề muốn có bất kỳ xung đột giữa Israel và Iran.

Và đó chỉ có thể là Nga. Moscow hiện đang liên quan đến Syria và chắc chắn sẽ tiếp tục hiện diện ở khu vực này giống như một nhân vật duy nhất đóng vai trò trung gian. Iran và Israel đều ý thức được rằng, Nga có chương trình nghị sự tại Syria và tham vọng tại Syria.

Theo các chuyên gia, cả Israel và Iran ắt hẳn đều không chào đón Nga trong vai trò trung gian hòa giải. Họ hoàn toàn không muốn lợi ích an ninh quốc gia lại rơi vào tay Kremlin. Tuy nhiên, họ cũng không thể tìm thấy một bên thứ ba nào đáng tin cậy hơn.

Lựa chọn của Tổng thống Putin chưa hẳn đã hoàn hảo nhưng điều này vẫn còn tốt hơn nhiều thứ khác. Cơ chế giảm leo thang chưa chắc đã chấm dứt, cơ hội thành công sẽ còn gặp nhiều rào cản. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, các tính toán sai lầm và đối đầu trực tiếp vẫn còn nguy hiểm hơn là tìm kiếm hòa giải từ bên thứ ba.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ